Lý thuyết, bài tập về phản ứng hóa học lớp 8

Tải xuống 6 1.7 K 17

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Lý thuyết, bài tập về phản ứng hóa học lớp 8 môn Hóa học lớp 8, tài liệu bao gồm 6 số trang, đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án (có lời giải), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn Hóa học  lớp 8 n sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

A: Lý thuyết

  1. Định nghĩa

Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác

Chất ban đầu, bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia)

Chất mới sinh ra là chất sản phẩm.

Cách ghi:

Tên các chất phản ứng → tên sản phẩm

VD: Natri + nước → natri hidroxit

Đọc là: natri tác dụng với nước tạo thành natri hidroxit

Trong quá trình ohản ứng, luọng chất phản ứng giảm dần, lượng chất sản phẩn tăng dần

  1. Diễn biến của phản ứng hóa học

VD: sự tạo thành phân tử nước từ oxi và hidro

- Trước phản ứng, 2 nguyên tử oxi liên kết với nhau, 2 nguyên tử hidro liên kết với nhau

- Sau phản ứng, một nguyên tử oxi liên kết với 2 nguyên tử hidro

- Trong quá trình phản ứng, liên kết giữa 2 nguyên tử hidro và liên kết giữa 2 nguyên tủ oxi bị đứt gãy

Kết luận: Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

  1. Phản ứng hóa học xảy ra khi nào

- Các chất phản ứng được tiếp xúc với nhua. Bề mặt tiếp xúc càng lớn, phản ứng xảy ra càng nhanh

- Một số phản ứng cần nhiệt độ, một số thì không

- Một số phản ứng cần chất xúc tác giúp phản ứng xảy ra nhanh hơn. Chất xúc tác không bibến đổi sau phản ứng

  1. Cách nhận biết làm sao có phản ứng hóa học xảy ra

- Có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất phản ứng (kết tủa, bay hơi, chuyển màu,…)

- Sự tỏa nhiệt và phát sáng. VD: phản ứng cháy

B: Bài tập

1.Trắc nghiệm

Câu 1: Dấu hiệu của phản ứng hóa học

  1. Thay đổi màu sắc
  2. Tạo chất bay hơi
  3. Tạo chất kết tủa
  4. Tỏa nhiệt hoặc phát sáng
  5. Tất cả đáp án

Câu 2: Trong các quá trình sau, quá trình nào có phản ứng hóa học

  1. Đốt cháy than trong không khí
  2. Làm bay hơi nước muối biển trong quá trình sản xuất muối
  3. Nung vôi
  4. Tôi vôi
  5. Iot thăng hoa
  6. a,b,c
  7. b,c,d,e
  8. a,c,d
  9. Tất cả đáp án

Câu 3: Phản ứng hóa học là

  1. Quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất
  2. Quá trình biến đổi chất này thành chất khác
  3. Sự trao đổi của 2 hay nhiều chất ban đầu để tạo chất mới
  4. Là quá trình phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất

Câu 4: Cho phản ứng giữa khí nito và khí hidro trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra khí ammoniac. Chọn đáp án đúng

  1. Tỉ lệ giữa khí nito và hidro là 1:3
  2. Tỉ lệ giữa khí hidro và nito là 1:2
  3. Tỉ lệ của nito và ammoniac là 1:2
  4. Không có đáp án đúng

Câu 5: Chọn đáp án đúng

Thả một mảnh sắt vào dung dịch axit clohidric thấy sinh ra khí

A.Khí đó là khí clo

B.Khí cần tìm là khí hidro

C.Thấy có nhiều hơn một khí

D.Không xác định

Câu 6: Chọn đáp án sai

  1. Hidro + oxi → nước
  2. Canxi cacbonat→ canxi oxit + khí cacbonic
  3. Natri + clo → natri clorua
  4. Đồng + nước → đồng hidroxit

Câu 7: Khẳng định đúng

Trong 1 phản ứng hóa học, các chất phản ứng và sản phẩn phải chứa

  1. Số nguyên tử trong mỗi chất
  2. Số nguyên tử mỗi nguyên tố
  3. Số nguyên tố tạo ra chất
  4. Số phân tử của mỗi chất

Câu 8: Cho kim loại natri (Na) vào khí clo (Cl2). Sản phẩm tạo thành là

  1. Sinh ra khí clo
  2. Sản phẩm là NaCl2
  3. Sinh ra nước muối NaCl
  4. Na2Cl

Câu 9: Chọn câu trả lời đúng

  1. Sắt + lưu huỳnh thành sắt (II) sunfua
  2. Sắt + Clo thành sắt(II) clorua
  3. Sắt + lưu huỳnh thành sắt (III) sunfat
  4. Sắt + axit clohidric thành sắt (III) clorua

Câu 10: Trong các trường hợp sau, trường hợp không là phương trình hóa học

  1. Rượu để trong chai không kín bị cạn dần
  2. Sắt cho tác dụng với oxi tạo ra khí SO2
  3. Natri cháy trong không khí thành Na2O
  4. Tất cả đáp án
  5. Tự luận

Dạng 1: Viết phương trình chữ

Phương pháp
Để xác định các chất sản phẩm thường sau từ và cụm từ như “tạo”, “tạo ra”, “thành”, “tạo thành”, “điều chế”, “sinh ra”.
Sơ đồ: Tên các chất tham gia ® Tên các chất sản phẩm
Ví dụ
Viết phương trình chữ của các phản ứng sau:
a) Đốt cháy cây nến làm bằng parafin tạo thành khí cacbonic và hơi nước.
b) Khí nitơ  tác dụng với khí hidro tạo thành amoniac.
c) Khi đun quá lửa, mỡ cháy khét và bị phân hủy thành cacbon và hơi nước.
d) Nung đá vôi chứa canxi cacbonat tạo thành vôi sống là canxi oxit với hơi nước.
Giải
a) Prafin + khí oxi    khí cacbonic + hơi nước
b) Khí nitơ   +   khí hidro amoniac
c) Mỡ  cacbon  +    hơi nước
d) Canxi cacbonat  canxi oxit  +  hơi nước 


Bài 1
Biểu diễn các phản ứng sau bằng phương trình chữ:
a) Đốt đây magie cháy trong oxi của không khí tạo thành magie oxit.
b) Cho viên kẽm vào ống nghiệm đựng dung dịch axit clohidric thấy sủi bọt khí hidro và sinh ra muối kẽm clorua.
c) Nhỏ dung dịch bari clorua vào axit sunfuric thấy có kết tủa trắng là muối bari sunfat và axit mới tạo thành là axit clohidric.
d) Đốt cháy xăng (chứa octan) tạo thành khí cacbonic và hơi nước.
e) Hidro cháy trong oxi tạo thành hơi nước.
f) Khi nấu cơm chứa tinh bột quá lửa tạo thành than (cacbon) và hơi nước.
g) Nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiệt để làm quay tua bin sinh ra dòng điện.
Nguồn nhiệt này có được khi đốt cháy than đá chứa cacbon sinh ra khí cacbonic.
h) Tầng ozon ở phía cực nam bị thủng do phản ứng quang hóa. Phản ứng này xảy ra khi ozon bị phân hủy thành oxi.
i) Sắt bị gỉ là do để sắt ngoài không khí bị khí oxi phản ứng tạo thành gỉ chứa oxit sắt từ.

Dạng 2: Dấu hiệu phản ứng hóa học

Phương pháp
Có chất mới tạo thành dựa vào dấu hiệu:
- Thay đổi màu sắc.
- Tạo chất bay hơi.
- Tạo chất kết tủa.
- Tỏa nhiệt hoặc phát sáng.
 Ví dụ
Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết các phản ứng hóa học sau:
a) Đun nóng thuốc tím kali pemanganat (màu tím) sau một thời gian chuyển thành màu đen là mangan đioxit.
b) Thổi hơi vào dung dịch nước vôi trong chứa canxi hidroxit, thì trên bề mặt xuất hiện một ván trắng là canxi cacbonat.
c) Khi cho bồ tạt vào lọ mực xanh chứa  đồng sunfat, thì màu của lọ mực nhạt dần đến trong suốt đồng thời có chất rắn lắng xuống đáy lọ.
d) Cây nến đang cháy, cây nến càng lúc càng ngắn lại.
e) Sao chổi là một hành tinh mà khi di chuyển, kéo theo vô vàn những hạt bụi vũ trụ. Khi tiến gần đến Mặt trời, các hạt bụi này bốc cháy, sáng rực và ánh sáng này có thể nhìn thấy từ Trái đất.
Giải
a) Dấu hiệu: từ màu tím chuyển sang màu đen.
b) Dấu hiệu: xuất hiện ván trắng.
c) Dấu hiệu: xanh ® trong suốt, có chất rắn lắng xuống.
d)  Dấu hiệu: hình dạng ngắn lại.
e) Dấu hiệu: bốc cháy, sáng rực.


Bài 1
Ghi lại PT chữ, nêu dấu hiệu xảy ra phản ứng của các hiện tượng mô tả sau đây:
a) Sắt cháy trong oxi không có ngọn lửa, không khói nhưng sáng chói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là oxit sắt từ. 
b) Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt. Đưa lưu huỳnh đang cháy vào bình oxi nó cháy mãnh liệt hơn nhiều tạo thành khói màu trắng (chủ yếu là lưu huỳnh đioxit).
Bài 2
a) Khi cho một mẩu vôi sống (có tên là canxi oxit) vào nước, thấy nước nóng lên, thậm chí có thể sôi lên sùng sục, mẩu vôi sống tan ra. Hỏi có phản ứng hóa học xảy ra không? Vì sao?
b) Viết phương trình hóa học bằng chữ cho phản ứng vôi tôi, biết vôi tôi tạo thành có tên là canxi hidroxit.

 

 

Xem thêm
Lý thuyết, bài tập về phản ứng hóa học lớp 8 (trang 1)
Trang 1
Lý thuyết, bài tập về phản ứng hóa học lớp 8 (trang 2)
Trang 2
Lý thuyết, bài tập về phản ứng hóa học lớp 8 (trang 3)
Trang 3
Lý thuyết, bài tập về phản ứng hóa học lớp 8 (trang 4)
Trang 4
Lý thuyết, bài tập về phản ứng hóa học lớp 8 (trang 5)
Trang 5
Lý thuyết, bài tập về phản ứng hóa học lớp 8 (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống