Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Toán 9 Chương 2 Bài 4:Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn. Bài viết gồm 50 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Toán 9. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Chương 2 Bài 4: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn. Mời các bạn đón xem:
Bài tập Toán 9 Chương 2 Bài 4: Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
A. Bài tập Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
I. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Đường thẳng và đường tròn có nhiều nhất bao nhiêu điểm chung
A. 1
B. 2
C.3
D. 4
Đường thẳng và đường tròn có nhiều nhất hai điểm chung
Chọn đáp án B
Câu 2: Nếu đường thẳng và đường tròn có duy nhất một điểm chung thì
A. đường thẳng tiếp xúc với đường tròn
B. đường thẳng cắt đường tròn
C. đường thẳng không cắt đường tròn
D. đáp án khác
Đường thẳng và đường tròn chỉ có một điểm chung thì đường thẳng tiếp xúc với đường tròn
Chọn đáp án A
Câu 3: Nếu đường thẳng d là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại A thì
A. d // OA
B. d ≡ OA
C. d ⊥ OA tại A
D. d ⊥ OA tại O
Nếu một đường thẳng là tiếp tuyến của một đường tròn thì nó vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm
Nên d ⊥ OA tại tiếp điểm A
Chọn đáp án C
Câu 4: Cho đường tròn (O) và đường thẳng a. Kẻ OH ⊥ a tại H, biết OH > R khi đó đường thẳng a và đường tròn (O)
A. cắt nhau
B. không cắt nhau
C. tiếp xúc
D. đáp án khác
Vì OH > R nên α không cắt (O)
Chọn đáp án B
Câu 5: Điền vào các vị trí (1); (2) trong bảng sau (R là bán kính của đường tròn, d là khoảng cách từ tâm đến đường thẳng):
A. (1): cắt nhau; (2): 8cm
B. (1): 9cm ; (2): cắt nhau
C. (1): không cắt nhau; (2): 8cm
D. (1): cắt nhau; (2): 6cm
+ Vì d < R (4cm < 5cm) nên đường thẳng cắt đường tròn
+ Vì đường thẳng tiếp xúc với đường tròn nên d = R = 8cm
Chọn đáp án A
Câu 6: Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm A( 5; 6). Xác định vị trí tương đối của đường tròn (A; 5) với các trục tọa độ?
A. Đường tròn tiếp xúc trục Oy.
B. Đường tròn tiếp xúc với trục Ox.
C. Đường tròn không cắt trục Ox.
D. Đường tròn không cắt trục Oy.
Ta có khoảng cách từ A đến trục Ox bằng 6 > R.
Đường tròn (A; R) cắt trục Ox tại 2 điểm phân biệt .
Khoảng cách từ A đến trục Oy bằng 5 = R..
Do đó, đường tròn (A; R) tiếp xúc với trục Oy.
Chọn đáp án A
Câu 7: Cho đường tròn tâm (O; 3) và điểm A cách O một khoảng 5 cm. Kẻ tiếp tuyến AB với đường tròn (B là tiếp điểm). Tính AB
A. AB = 3cm
B. AB = 5cm
C. AB = 4cm
D. Đáp án khác
Do AB là tiếp tuyến của đường tròn (O) với B là tiếp điểm nên ta có:
OA2 = OB2 + AB2
⇒ AB2 = OA2 - OB2 = 52 - 32 = 16
⇒ AB = 4cm
Chọn đáp án C.
Câu 8: Cho đường tròn (O; 6cm). Điểm M cách điểm O một khoảng 4cm. Hỏi qua M kẻ được bao nhiêu tiếp tuyến đến đường tròn?
A. 1
B.2
C. Vô số
D. 0
Ta có: OM = 4 cm và R = 6 cm nên OM < R
Do đó, điểm M nằm trong đường tròn (O).
Suy ra, qua điểm M không kẻ được tiếp tuyến nào đến đường tròn
Chọn đáp án D.
Câu 9: Cho đường tròn , cho điểm A thỏa mãn: IA = 2√2. Hỏi qua điểm A kẻ được bao nhiêu tiếp tuyến đến đường tròn?
A. 1
B. 0
C. 2
D. Vô số
Do đó, điểm A nằm trên đường tròn đã cho. Khi đó, qua điểm A ta vẽ được đúng 1 tiếp tuyến đến đường tròn (I).
Chọn đáp án A.
Câu 10: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 6 cm và BC = 10 cm . Vẽ đường tròn ( A; 6). Hỏi qua C dựng được bao nhiêu tiếp tuyến đến đường tròn?
A. 0
B. 1
C.2
D. Vô số
Áp dụng định lí Pytago vào tam giác ABC ta có:
BC2 = AB2 + AC2
⇒ AC2= BC2 - AB2 = 102 - 62 = 64
⇒ AC = 8cm
Ta có: AC > R (8 > 6) nên điểm C nằm ngoài đường tròn (A ; 6).
Do đó, qua điểm C ta vẽ được hai tiếp tuyến đến đường tròn.
Chọn đáp án C.
Câu 11: Cho a, b là hai đường thẳng song song và cách nhau một khoảng 2,5cm. Lấy điểm I trên a và vẽ đường tròn (I; 2,5cm). Khi đó đường tròn với đường thẳng b
A. cắt nhau
B. không cắt nhau
C. tiếp xúc
D. đáp án khác
Vì hai đường thẳng song song a, b cách nhau một khoảng là 2,5cm mà I a nên khoảng cách từ tâm I đến đường thẳng b là d = 2,5cm
Suy ra d = R = 2,5cm nên đường tròn (I; 2,5cm) và đường thẳng b tiếp xúc với nhau
Đáp án cần chọn là: C
Câu 12: Cho a, b là hai đường thẳng song song và cách nhau một khoảng 3cm. Lấy điểm I trên a và vẽ đường tròn (I; 3,5cm). Khi đó đường tròn với đường thẳng b
A. cắt nhau
B. không cắt nhau
C. tiếp xúc
D. đáp án khác
Vì hai đường thẳng song song a, b cách nhau một khoảng là 3cm mà I ∈ a nên khoảng cách từ tâm I đến đường thẳng b là d = 3cm
Suy ra d < R (3cm < 3,5cm) nên đường tròn (I; 3,5cm) và đường thẳng b cắt nhau
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13: Cho Đường tròn (I) là đường tròn tiếp xúc với cả hai cạnh Ox; Oy. Khi đó điểm I chạy trên đường nào?
Kẻ IA ⊥ Oy; IB ⊥ Ox tại A, B
Vì (I) tiếp xúc với cả Ox; Oy nên IA = IB suy ra I thuộc tia phân giác của góc (tính chất tia phân giác của một góc)
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Cho đường tròn tâm O bán kính 3cm và một điểm A cách O là 5cm. Kẻ tiếp tuyến AB với đường tròn (B là tiếp điểm). Tính độ dài AB.
A. AB = 3cm
B. AB = 4cm
C. AB = 5cm
D. AB = 2cm
Vì AB là tiếp tuyến và B là tiếp điển nên OB = R = 3cm; AB ⊥ OB tại B.
Áp dụng định lý Pytago cho tam giác ABO vuông tại B ta được:
Vậy AB = 4cm
Đáp án cần chọn là: B
Câu 15: Cho đường tròn tâm O bán kính 6cm và một điểm A cách O là 10cm. Kẻ tiếp tuyến AB với đường tròn (B là tiếp điểm). Tính độ dài AB.
A. AB = 12cm
B. AB = 4cm
C. AB = 6cm
D. AB = 8cm
Vì AB là tiếp tuyến và B là tiếp điển nên OB = R = 6cm; AB ⊥ OB tại B.
Áp dụng định lý Pytago cho tam giác ABO vuông tại B ta được:
Vậy AB = 8cm
Đáp án cần chọn là: D
II. Bài tập tự luận có lời giải
Câu 1: Cho đường tròn tâm O bán kính bằng 6cm và một điểm A cách O 10cm. Kẻ tiếp tuyến AB với đường tròn (B là tiếp điểm). Tính độ dài đoạn AB.
Lời giải:
OA = 10cm ⇒ A nằm ngoài đường tròn
Ta có: AB là tiếp tuyến, B là tiếp điểm, khi đó OB = R = 6cm.
AB ⊥ OB áp dụng định lý Py – ta – go ta có:
AB2 + OB2 = OA2
Vậy AB = 8cm
III. Bài tập vận dụng
Câu 1: Cho hình vuông ABCD. Trên đường chéo BD lấy điểm H sao cho BH = BA , qua H vẽ đường thẳng vuông góc với BD cắt AD tại O
a) So sánh OA, OH và HD
b) Xác định vị trí tương đối của BD với (O; OA)
Câu 2: Cho đường tròn (O; 5) . Từ M ngoài O vẽ hai tiếp tuyến MA, MB sao cho MA ⊥ MB tại M.
a) Tính MA, MB
b) Gọi I là giao điểm của OM với (O) . Kẻ tiếp tuyến với (O) tại I cắt OA, OB lần lượt ở C và D. Tính CD
B. Lý thuyết Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
1.Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Xét đường thẳng a và đường tròn (O) trên mặt phẳng.
a) Đường thẳng a cắt (O) a và (O) có hai điểm chung phân biệt a là cát tuyến của (O).
b) Đường thẳng a tiếp xúc (O) a và (O) có một điểm chung a là tiếp tuyến của (O).
c) Đường thẳng a không giao nhau với (O) a và (O) không có điểm chung.
2.Mệnh đề xác định vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn
Xét đường thẳng a và đường tròn (O;R) trên mặt phẳng. Gọi H là chân đường vuông góc kẻ từ O đến a thì độ dài d = OH là khoảng cách từ tâm O đến đường thẳng a.
a) Đường thẳng a cắt
b) Đường thẳng a tiếp xúc
c) Đường thẳng a không giao nhau với (O)
3.Tính chất của các điểm cách đều một đường thẳng cho trước
Các điểm cách đường thẳng a một khoảng cách bằng h nằm trên hai đường thẳng song song với a và cách a một khoảng bằng h.