Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 8 Bài 36: Vật liệu kĩ thuật điện mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 36: VẬT LIỆU KỸ THUẬT ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
1- Về kiến thức:
- Biết được vật liệu dẫn điện, vật liẹu cách điện, vật liệu biến từ.
- Nhận biết được đặc tính, công dụng của mỗi loại vật liệu kỹ thuật điện.
- Hiểu được nguyên lý biến đổi năng lượng và chức năng của mỗi đồ dùng điện.
- Hiểu được các số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện và ý nghĩa của chúng.
2- Về kỹ năng:
- Quan sát tìm hiểu các VLKT điện qua thực tế.
- Có ý thức sử dụng các đồ dùng điện đúng số liệu kỹ thuật.
3- Thái độ:
- Có ý thức nghiêm túc trong học tập.
- Có ý thức giữ vệ sinh cho lớp học và môi trường xung quanh.
4- Định hướng năng lực: Năng lực giao tiếp, quan sát, hợp tác, giải quyết vấn đề, tư duy.
II. CHUẨN BỊ:
1- Của giáo viên:
- Tranh vẽ đồ dùng điện trong gia đình, các dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
- Các mẫu vật liệu dây dẫn, đồ dùng, thiết bị điện.
2- Của học sinh:
- Chuẩn bị SGK và vở ghi.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, quan sát.
- Kĩ thuật dạy học giao nhiệm vụ, thảo luận cặp đôi.
IV. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: 3’
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đưa ra mẫu vật cho HS quan sát: 1 chiếc phích cắm điện.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi:
? Em hãy cho biết chốt phích cắm điện được làm bằng vật liệu gì? Vỏ phích cắm điện được làm bằng vật liệu gì. Tại sao?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
*Thực hiện nhiệm vụ:
- HS suy nghĩ tìm ra câu trả lời cho câu hỏi của GV.
- GV có thể gợi ý, hướng dẫn HS làm việc.
* Báo cáo kết quả:
+ HS trả lời câu hỏi của GV.
*Đánh giá kết quả
- HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung (nếu có).
=>GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài.=>Giới thiệu bài
.B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC :
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
HĐ1: Tìm hiểu vật liệu dẫn điện: 15’ 1. Mục tiêu: Biết được các vật liệu dẫn điện, hiểu được đặc tính và công dụng của chúng. 2. Phương thức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày phiếu học tập. 4. Kiểm tra đánh giá: + Học sinh đánh giá. + GV đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS quan sát mẫu vật một số vật liệu dẫn điện (đồng, nhôm,...), yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi bằng phiếu học tập: ? Vật liệu dẫn điện là gì. Lấy VD? ? Hãy nêu đặc tính và công dụng của vật liệu dẫn điện. - HS quan sát, tiếp nhận nhiệm vụ. *Thực hiện nhiệm vụ: - HS làm việc cá nhân rồi thảo luận nhóm, suy nghĩ hoàn thành phiếu học tập. - GV quan sát các nhóm làm việc. * Báo cáo kết quả: + Đại diện nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. *Đánh giá kết quả - Đại diện các nhóm HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của nhóm bạn, bổ sung (nếu có). =>GV nhận xét, đánh giá. - GV chốt kiến thức, ghi bảng. * Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS quan sát H36.1 – SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi: ? Quan sát H36.1 em hãy nêu tên các phần tử dẫn điện. - HS quan sát, tiếp nhận nhiệm vụ. *Thực hiện nhiệm vụ: - HS làm việc cá nhân suy nghĩ tìm ra câu trả lời. - GV quan sát HS làm việc. * Báo cáo kết quả: + HS trình bày kết quả làm việc. *Đánh giá kết quả - HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung =>GV nhận xét, đánh giá. HĐ2:Tìm hiểu vật liệu cách điện: 10’ 1. Mục tiêu: Biết được các vật liệu cách điện, hiểu được đặc tính và công dụng của chúng. 2. Phương thức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng. 4. Kiểm tra đánh giá: + Học sinh đánh giá. + GV đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ: - GV cho HS quan sát mẫu vật vật liệu cách điện, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi: ? Vật liệu cách điện là gì. Lấy VD? ? Hãy nêu đặc tính và công dụng của vật liệu cách điện. - HS quan sát, tiếp nhận nhiệm vụ. *Thực hiện nhiệm vụ: - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ tìm ra câu trả lời. - GV theo dõi HS làm việc. * Báo cáo kết quả: + HS trình bày kết quả làm việc cá nhân. *Đánh giá kết quả - HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung =>GV nhận xét, đánh giá. - GV chốt kiến thức, ghi bảng. HĐ3:Tìm hiểu vật liệu dẫn từ: 7’ 1. Mục tiêu: Biết được các vật liệu dẫn từ, hiểu được đặc tính và công dụng của chúng. 2. Phương thức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày phiếu học tập. 4. Kiểm tra đánh giá: + Học sinh đánh giá. + GV đánh giá. 5. Tiến trình hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi: ? Vật liệu dẫn từ là gì. Lấy VD? ? Nêu công dụng của vật liệu dẫn từ. - HS quan sát, tiếp nhận nhiệm vụ. *Thực hiện nhiệm vụ: - HS làm việc cá nhân suy nghĩ tìm ra câu trả lời. - GV quan sát HS làm việc. * Báo cáo kết quả: + HS trình bày kết quả làm việc. *Đánh giá kết quả - HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung =>GV nhận xét, đánh giá. * Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi bằng phiếu học tập: ? Hãy điền vào chỗ trống(...) trong bảng 36.1 đặc tính và tên các phần tử của thiết bị điện được chế tạo từ các vật liệu kĩ thuật điện. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. *Thực hiện nhiệm vụ: - HS làm việc cá nhân rồi thảo luận nhóm, suy nghĩ hoàn thành phiếu học tập. - GV quan sát các nhóm làm việc. * Báo cáo kết quả: + Đại diện nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. *Đánh giá kết quả - Đại diện các nhóm HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của nhóm bạn, bổ sung (nếu có). =>GV nhận xét, đánh giá. - GV chốt kiến thức, ghi bảng. |
I/Vật liệu dẫn điện.
- Là vật liệu mà dòng điện chạy qua được. - Vật liệu dẫn điện có điện trở suất nhỏ, có đặc tính dẫn điện tốt: VD: đồng, nhôm, than chì,... =>Vật liệu dẫn điện được dùng để chế tạo các phần tử (bộ phận) dẫn điện của các thiết bị điện.
II/Vật liệu cách điện. - Là vật liệu không cho dòng điện chạy qua. - Vật liệu cách điện có điện trở suất rất lớn, có đặc tính cách điện tốt: giấy cách điện, thủy tinh, sứ, mica,....gỗ khô, không khí có đặc tính cách điện. =>Vật liệu cách điện được dùng để chế tạo các thiết bị cách điện, các phần tử cách điện của các thiết bị điện.
III/Vật liệu dẫn từ. - Là vật liệu mà đường sức của từ trường chạy qua được: thép kĩ thuật điện, anico, ferit, pecmaloi. + Thép kĩ thuật điện được dùng làm lõi dẫn từ của nam châm điện, lõi của máy biến áp, máy phát điện,....... + Anico dùng làm nam châm vĩnh cửu. + Ferit dùng làm anten, lõi các biến áp trung tần trong các thiết bị vô tuyến điện. + Pecmaloi dùng làm lõi các biến áp, động cơ điện chất lượng cao trong kĩ thuật vô tuyến và quốc phòng.
|
C. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH /LUYỆN TẬP: 5’
+ Học sinh đánh giá.
+ GV đánh giá.
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi:
? Thế nào là vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện? Cho VD?
? Vì sao thép kĩ thuật điện được dùng để chế tạo các lõi dẫn từ của các thiết bị điện?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
*Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận cặp đôi, suy nghĩ tìm câu trả lời.
- GV quan sát các cặp đôi làm việc.
* Báo cáo kết quả:
+ Đại diện cặp HS trình bày kết quả thảo luận.
*Đánh giá kết quả
- Đại diện các cặp HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của nhóm bạn, bổ sung (nếu có).
=>GV nhận xét, đánh giá.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: 3’
+ Học sinh đánh giá.
+ GV đánh giá.
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi:
? Phân biệt sự khác nhau giữa vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
*Thực hiện nhiệm vụ:
- HS làm việc cá nhân suy nghĩ tìm câu trả lời.
- GV quan sát HS làm việc.
* Báo cáo kết quả:
+ HS trình bày kết quả làm việc.
*Đánh giá kết quả
- HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung (nếu có).
=>GV nhận xét, đánh giá.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG : 2’
+ HS tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau.
+ GV đánh giá vào tiết học sau.
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thực tế ở gia đình mình để hoàn thành phiếu học tập.
? Kể tên các bộ phận làm bằng vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện trong các đồ dùng điện ở gia đình em?
*Thực hiện nhiệm vụ:
- HS về nhà làm việc cá nhân tìm hiểu thực tế ở gia đình mình để hoàn thành phiếu học tập.
* Báo cáo kết quả: Tiết học sau HS trình bày kết quả làm việc.
*Đánh giá kết quả (Thực hiện ở tiết học sau)
- HS nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn, bổ sung .GV nhận xét, đánh giá.
*Dặn dò:GV yêu cầu HS về nhà học bài và chuẩn bị trước bài cho tiết học tiếp theo
=>Rút kinh nghiệm: