Giáo án Công Nghệ 8 Bài 27: Mối ghép động mới nhất - CV5555

Tải xuống 4 4.2 K 62

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 8 Bài 27: Mối ghép động mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

BÀI 27: MỐI GHÉP ĐỘNG 

A. MỤC TIÊU:

    1.Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm mối ghép động.

- Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép động thường gặp khớp tịnh tiến, khớp quay.

    2. Kĩ năng:

-  Sử dụng  các các khớp động; rèn luyện kỹ năng quan sát phân tích.

    3. Thái độ:

- Có tinh thần hợp tác giữa các thành viên, rèn luyện tác phong làm việc theo

    4. Năng lực:

- Tìm các mối ghép động có trong sản phẩm cơ khí

B. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

- Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan

- Bơm kim tiêm, ghế xếp

2.Học sinh:

- Học bài cũ, đọc trước bài mới

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp: (1’)Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

? Thế nào là mối ghép tháo được ? Kể tên các loại mối ghép tháo được mà em biết.

3. Bài mới: (37’)

   a. Đặt vấn đề: (1’) Trong đời sống chúng ta gặp rất nhiều các mối ghép có thể chuyển động qua lại với nhau. Vậy mối ghép đó có tên gọi là gì hay nó có những đặc điểm như thế nào thì chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

  b. Triển khai bài dạy: (36’)

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1 : Tìm hiểu về mối ghép động (16’)

- GV yêu cầu hs quan sát H27.1 sgk

- GV mô tả quá trình mở ghế xếp

? Ghế xếp gồm mấy chi tiết và chúng được ghép với nhau như thế nào.

- HS quan sát và trả lời

- GV kết luận. Khi gập ghế vào, mở ghế ra các chi tiết A, B,C,D có sự chuyển động tương đối với nhau.

? Thế nào là mối ghép động.

- HS trả lời: Mối ghép động là những mối ghép mà các chi tiết được ghép  có sự chuyển động tương đối với nhau

- GV kết luận và đưa ra cho hs 1 số khớp động để quan sát.

? Hình dáng của chúng như thế nào.Công dụng?

- HS: trả lời: Ghép các chi tiết thành cơ cấu.

- Gv kết luận và phân loại khớp động.

Hoạt động2: Tìm hiểu các loại  khớp động (20’)

- GV cho HS quan sát Hình 27.3 và các mô hình đã chuẩn bị

? Bề mặt tiếp xúc của các khớp tịnh tiến có hình dạng như thế nào?

- HS  trả lời: Mối ghép pít tông và xilanh có mặt tiết xúc là mặt trụ tròn với ống tròn. Mối ghép sống trượt- rãnh trượt có mặt tiếp xúc là do mặt sống trượt và rãnh trượt tạo thành

- GV nhận xét, kết luận.

- HS tự điền vào vở các câu chưa hoàn chỉnh theo yêu cầu SGK

- GV cho các khớp động chuyển động từ từ.

? Nêu các đặc điểm của khớp tịnh tiến.

- HS  trả lời

- GV kết luận.

 

? Chúng có ứng dụng gì trên thực tế.

- HS thảo luận theo nhóm nhỏ trả lời câu hỏi của giáo viên.

- GV kết luận.

? Khi 2 chi tiết trượt trên nhau sẽ xảy ra hiện tượng gì? hiện tượng này có lợi hay có hại? khắc phục chúng như thế nào.

- HS trả lời

- GV kết luận và nhẫn mạnh về nhược điểm của khớp tịnh tiến  và cách khắc phục.

- GV cho hs quan sát hình 27.4  và mẫu vật tay quay

? Khớp quay gồm bao nhiêu chi tiết. các mặt tiếp xúc của khớp quay thường có dạng hình gì?

? Tại sao trong các ổ trục giữa, ổ trục của mayơ thường lắp các vòng bi? mục đích có lợi gì?

? Để giảm ma sát trong kỹ thuật của các khớp quay người ta có giải pháp gì?

- HS  trả lời

- GV kết luận.

I.  Thế nào là mối ghép động?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Mối ghép động là những mối ghép mà các chi tiết được ghép  có sự chuyển động tương đối với nhau

 

 

 

- Công dụng: Ghép các chi tiết thành cơ cấu.

 

 - Phân loại gồm khớp tịnh tiến, khớp quay

II. Các loại khớp động

1. Khớp tịnh tiến.

 

a. Cấu tạo:

- Mối ghép pít tông và xilanh có mặt tiết xúc là mặt trụ tròn với ống tròn

- Mối ghép sống trượt- rãnh trượt có mặt tiếp xúc là do mặt sống trượt và rãnh trượt tạo thành

 

 

 

 

b. Đặc điểm:

- Mọi điểm trên vật tịnh tiến có chuyển động giống hệt nhau

- Lực ma sát lớn sử dụng vật liệu chịu mài mịn, bề mặt nhẵn bóng, bơi dầu mỡ để giảm ma sát

c. ứng dụng:

- Sử dụng trong cơ cấu biến đổi chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay ( ngược lại).

 

 

 

 

 

 

2. Khớp quay.

 

- Khớp quay: Mỗi chi tiết chỉ cụ thể quay quanh 1 trục cố định  so với chi tiết ghép

- ở khớp quay mặt tiếp xúc là mặt trục tròn.

- Chi tiết có mặt trụ trong là ổ trục, chi tiết có mặt trụ ngồi là trục

- Lắp bạc, vòng bi để giảm ma sát.

4. Củng cố: (1’)

? Thế nào là khớp động? Nêu công dụng khớp động.

? Nêu cấu tạo và công dụng của khớp quay.

5. HĐVN: (1’)

          - Đọc và trả lời câu hỏi sgk

- Dặn dò Hs chuẩn bị bài 28

 

Nhận xét của tổ chuyên môn

Nhận xét của hiệu phó

Nhận xét của hiệu trưởng

 

 

 

 

 

 

 

Xem thêm
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 27: Mối ghép động mới nhất - CV5555 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 27: Mối ghép động mới nhất - CV5555 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 27: Mối ghép động mới nhất - CV5555 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 27: Mối ghép động mới nhất - CV5555 (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống