Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 8 Bài 36: Vật liệu kĩ thuật điện mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 36: VẬT LIỆU KĨ THUẬT ĐIỆN
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Nhận biết được vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện, vật liệu dẫn từ.
- Hiểu được đặc tính và công dụng của mỗi loại vật liệu kỹ thuật điện
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được các loại vật liệu kỹ thuật điện
3. Thái độ:
- Giáo dục hs biết tiết kiệm các vật liệu kỹ thuật điện
4. Năng lực:
- Học sinh phân biệt được các loại vật liệu điện
B. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Nghiên cứu SGK, tài liệu liên quan
- Một số mẫu vật các vật liệu kỹ thuật điện
2.Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi, bút.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số.(1’)
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: (42’)
a. Đặt vấn đề: (1’) Trong đời sống, các thiết bị điện, các đồ dùng điện, các dụng cụ an toàn điện...đều được làm bằng vật liệu kĩ thuật điện. Vậy để hiểu vật liệu kĩ thuật điện là gì thì chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.
b. Triển khai bài dạy: (41’)
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung |
Hoạt động 1: Tìm hiểu vật liệu dẫn điện (15’) - GV yêu cầu HS đọc tài liệu và trả lời các câu hỏi sau. ? Nêu đặc tính của vật liệu dẫn điện - HS trả lời: Vật liệu cho dòng điện chạy qua gọi là vật liệu dẫn điện ? Điện trở suất - HS trả lời: điện trở suất nhỏ 10-6 - 10-8m ? Kể tên các vật liệu dẫn điện ? ứng dụng từng loại - HS trả lời: Vàng, bạc, đồng.... GV: + Giải thích khái niệm điện trở suất: Điện trở suất là đại lượng đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của một loại vật liệu + Cho VD về ứng dụng của vật liệu dẫn điện - HS: Nhận biết các mẫu vật được làm bằng vật liệu dẫn điện Hoạt động 2: Tìm hiểu vật liệu cách điện (15’) - HS: Nhận biết vật liệu cách điện trong các mẫu vật ? Thế nào là vật liệu cách điện - HS trả lời: Vật liệu không cho dòng điện chạy qua đều gọi là vật liệu cách điện. - GV nhận xét ? Em hãy kể tên các vật liệu cách điện - HS trả lời: Giấy cách điện, thuỷ tinh , sứ , mi ca… ? Nêu công dụng và chức năng của vật liệu cách điện. - HS trả lời: Chế tạo các thiết bị cách điện của các thiết bị điện. - GV nhận xét - GV: Giải thích về tuổi thọ, hiện tượng già hoá của vật liệu cách điện + Khi đồ dùng điện làm việc, do tác động của nhiệt độ, chấn động và các tác động lí hoá khác, vật liệu cách điện sẽ bị già hoá + Ở nhiệt độ cho phép, tuổi thọ của vật liệu cách điện : 10 – 20 năm + Khi nhiệt độ làm việc quá nhiệt độ cho phép từ 80 – 10 0C, tuổi thọ của vật liệu cách điện chỉ còn một nửa Hoạt động 3: Tìm hiểu vật liệu dẫn từ (11’) - GV yêu cầu hs liên hệ thực tế, nghiên cứu thông tin sgk trả lời câu hỏi ? Thế nào là vật liệu dẫn từ - HS trả lời: Vật liệu mà đường sức từ trường chạy qua được gọi là vật liệu dẫn từ, thường dùng lá thép kỹ thuật điện ? Em hãy kể tên các vật liệu dẫn từ - HS trả lời: Thép kỹ thuật điện được dùng làm lõi dẫn từ của nam châm điện, lõi của máy biến áp... - GV tổng hợp kết luận |
I. Vật liệu dẫn điện
- Vật liệu cho dòng điện chạy qua gọi là vật liệu dẫn điện
- Vật liệu dẫn điện có điện trở suất nhỏ: 10-6 - 10-8 m - Kim loại + Vàng bạc: làm vi mạch, linh kiện quý + Đồng, nhôm, hợp kim đồng nhôm làm dây điện, bộ phận dẫn điện trong các TBĐ + Hợp kim Pheroniken, nicrom khó nóng chảy, chế tạo dây bàn là, mỏ hàn, bàn là, bếp điện
II. Vật liệu cách điện
- Tất cả những vật liệu không cho dòng điện chạy qua đều gọi là vật liệu cách điện. Các vật liệu cách điện có điện trở suất lớn ( Từ 108 đến 1013m ). - Vật liệu cách điện: Giấy cách điện, thuỷ tinh , sứ , mi ca…
- Công dụng : Chế tạo các thiết bị cách điện của các thiết bị điện. - Chức năng : cách li các phần tử mang điện với nhau, cách ly giữa phần tử mang điện với phần tử không mang điện.
III. Vật liệu dẫn từ
- Vật liệu mà đường sức từ trường chạy qua được gọi là vật liệu dẫn từ, thường dùng lá thép kỹ thuật điện.
- Thép kỹ thuật điện được dùng làm lõi dẫn từ của nam châm điện, lõi của máy biến áp, lõi của động cơ điện, máy phát điện. |
4. Củng cố : (1’)
- GV: Hướng dẫn học sinh điền đặc tính và công dụng vào bảng.
- GV: Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ SGK, GV nhấn mạnh đặc tính và công dụng của mỗi loại, gợi ý học sinh trả lời câu hỏi cuối bài.
5. HDVN(1’)
- Về nhà học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK.
- Đọc và xem trước bài 38 SGK.
Nhận xét của tổ chuyên môn |
Nhận xét của hiệu phó |
Nhận xét của hiệu trưởng
|