Giáo án Công Nghệ 8 Bài 20: Dụng cụ cơ khí mới nhất

Tải xuống 5 2.3 K 6

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 8 Bài 20: Dụng cụ cơ khí mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

BÀI 20: DỤNG CỤ CƠ KHÍ

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh biết được hình dáng, cáu tạo, vật liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản được sử dụng trong ngành cơ khí

- Biết được công dụng, cách sử dụng một số dụng cụ cơ khí phổ biến

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được hình dáng 1 số loại dụng cụ cơ khí thông dụng

- Phân chia được nhóm dụng cụ đo, dụng cụ tháo lắp, kẹp chặt, dụng cụ gia công

- Mô tả được cấu tạo, nhận xét được vật liệu để chế tạo một số dụng cụ cơ khí

- Sử dụng đúng công dụng của các dụng cụ

3. Thái độ: :

- Nghiêm túc, say mê, hứng thú với môn học. Vận dụng kiến thức đã học để áp dụng vào trong cuộc sống

B. CHUẨN BỊ                                                   

1.Giáo viên:  Giáo án, sách giáo khoa. Bảng phụ

- Dụng cụ: Cưa, đục, búa, êtô, kìm, thước lá, thước cặp, ke góc, cờ lê, mỏ lết, tua vít, thước đo góc vạn năng.

2.Học sinh: Vở ghi, SGK, vở BT, tìm hiểu trước nội dung bài học.

C. PHƯƠNG PHÁP

 Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học:

+ PPDH gợi mở - vấn đáp

+ PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề

+ PPDH luyện tập, thực hành

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

     1.Ổn định tổ chức :       

Kiểm tra sĩ số lớp: ………………………………………………………………………

          2.  Kiểm tra bài cũ :       

 Hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất ?

         3. Bài mới:

                          Giới thiệu bài học

 Như chúng ta đã biết , các sản phẩm cơ khí rất đa dạng có thể được làm ra từ nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, chúng gồm rất nhiều chi tiết. Muốn tạo ra 1 sản phẩm cơ khí cần phải có vật liệu và dụng cụ để gia công. Chúng có vai trò quan trọng trong việc xác định hình dạng, kích thước và tạo ra các sp cơ khí. Để hiểu rõ về chúng, ta cùng nghiên cứu bài:”Dụng cụ cơ khí”.

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1:  Tìm hiểu một số dụng cụ đo và kiểm tra

HS qsát các hình vẽ 20.1/sgk cùng với mẫu vật.

GV: Giới thiệu các mẫu vật và yêu cầu học sinh quan sát trả lời các câu hỏi

? Hãy mô tả hình dạng, nêu tên gọi và công dụng của các dụng cụ trên hình vẽ cũng như mẫu vật.

HS: Quan sát, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi

GV: Nhận xét kết luận

?* Để đo các kích thước lớn hơn người ta sử dụng dụng cụ đo gì

? Để đo góc người ta thường sử dụng các dụng cụ đo nào?

? Em hãy cho biết cấu tạo và công dụng của thước đo góc vạn năng.

HS thảo luận và trả lời    

Gv kết luận.

HS:  Lắng nghe và ghi chép bài

 

Hoạt động 2:  Tìm hiểu dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt.

Hs qsát hình 20.4 sgk, Gv phát dụng cụ để hs phân biệt.

? Em hãy quan sát và cho biết cấu tạo của cờ lê, mỏ lết

? Công dụng của cờ lê, mỏ lết

HS: Quan sát, suy nghĩ và trả lời câu hỏi

GV: Cho học sinh quan sát cái tua vít và đưa ra câu hỏi

? Nêu tên gọi, cấu tạo của các dụng cụ này

?* Em thường thấy trong thực tế người ta sử dụng tua vít trong trường hợp nào.

HS thảo luận và trả lời      

GV đưa ra kết luận.

GV cho học sinh quan sát ê tô

?* ê tô gồm mấy phần

? Ê tô dùng để làm gì

HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi

GV:Nhận xét, kết luận

GV: Gọi 1 hs lên thực hiện thao tác kìm

? Kìm có công dụng gì

?* Theo em những dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt được chế tạo từ vật liệu gì?

HS: Quan sát, suy nghĩ trả lời các câu hỏi

GV: Nhận xét, kết luận

 

 

Hoạt động 3:  Tìm hiểu các dụng cụ gia công.

HS qsát hình 20.5 sgk và qsát mẫu vật.

? Nêu tên gọi, công dụng của từng dụng cụ trên hình vẽ

? Mô tả hình dáng, cấu tạo của các dụng cụ đó. HS thảo luận trả lời.

 

I. dụng cụ đo và kiểm tra

1) Thước đo chiều dài

- Cấu tạo:  Thước lá (hình 20.1a): dày từ 0,9->1,5mm, rộng 10->25mm, dài 150->1000mm, có vạch cách nhau 1mm, dùng đo chiều dài

- Để đo những kích thước lớn hơn người ta thường sử dụng thước cuộn

 

 

 

 

 

 

2) Thước đo góc: Êke, thước đo góc vạn năng và êke vuông dùng để đo kiểm tra các góc vuông

=> KL: tên gọi của các dụng cụ nói lên công dụng và tính chất của nó, đều được chế tạo bằng thép hợp kim không gỉ (inox)

 

II. Dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt

1. Dụng cụ tháo lắp

 - Mỏ lết, Cờ lê:

+ Cấu tạo: gồm 2 phần: phần cán và phần mở

+ Công dụng: Dùng tháo các bu lông, đai ốc.

- Tua vít:

+ Cấu tạo: Gồm 2 phần là phần đầu và phần cán

+ Công dụng: Vặn các vít có đầu xẻ rãnh

 

 

2. Dụng cụ kẹp chặt

- Êtô

+ Cấu tạo: gồm 3 phần má động, má tĩnh, tay quay

+ Công dụng: Dùng kẹp chặt vật khi gia công

- Kìm: Dùng kẹp chặt vật bằng tay.

* Khi dùng mỏ lết hoặc ê tô sẽ sử dụng sao cho má động tiến vào kẹp chặt vật.

- Đều làm bằng thép được tôi cứng.

 

 

 

 

III. Dụng cụ gia công

- Búa: Có cán bằng gỗ, đầu bằng thép dùng để đập tạo lực.

- Cưa (loại cưa sắt): Cưa sắt dùng để cắt các vật gia công làm bằng sắt.

- Đục: Dùng để chặt các vật  gia công làm bằng sắt.

- Dũa: Dùng để tạo độ nhẵn bóng bề mặt hoặc làm tù các cạnh sắc, làm bằng thép.

4. Củng cố

- Gọi 1, 2 học sinh đọc phần ghi nhớ

- Dụng cụ cơ khí cầm tay được phân làm mấy nhóm? Kể tên các dụng cụ trong các nhóm?

5. Hướng dẫn học bài ở nhà

- Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Chuẩn bị nội dung bài mới

E. RÚT KINH NGHIỆM

 

 

 

 

Xem thêm
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 20: Dụng cụ cơ khí mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 20: Dụng cụ cơ khí mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 20: Dụng cụ cơ khí mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 20: Dụng cụ cơ khí mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 20: Dụng cụ cơ khí mới nhất (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống