Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 8 Bài 20: Dụng cụ cơ khí mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Biết được hình dáng, cấu tạo, vật liệu chế tạo các dụng cụ cầm tay đơn giản được sử dụng trong ngành cơ khí.
- Biết được công dụng một số dụng cụ cơ khí phổ biến.
2. Kĩ năng:
- Biết cách sử dụng một số dụng cụ cơ khí phổ biến.
3. Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ tài sản chung, sử dụng khoa học, ngăn lắp.
4. Năng lực:
- Phân biệt được các dụng cụ cơ khí.
B. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
- Nghiên cứu SGK, giáo án, bộ dụng cụ vật liệu cơ khí
2.Học sinh:
- Đọc và xem trước bài học
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động khởi động: (1’) Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? Phân biệt sự khác nhau giữa kim loại và phi kim loại.
? Phân biệt sự khác nhau giữa kim loại đen và kim loại màu.
3. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (37’)
a. Đặt vấn đề: (1’) Muốn tạo ra một sản phẩm cơ khí cần phải có dụng cụ và vật liệu để gia công. Các dụng cụ cầm tay đơn giản trong nghành cơ khí gồm: Dụng cụ đo và kiểm tra, dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt, dụng cụ gia công. Để tìm hiểu các dụng cụ vừa nêu chúng ta cùng vào bài hôm nay.
b. Triển khai bài dạy: (36’)
Hoạt động của thầy – trò |
Nội dung |
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số dụng cụ đo và kiểm tra. (10’) - GV: Tổ chức cho HS thực hiện theo nhóm tìm hiểu dụng cụ đo và kiểm tra. - HS: Nhận dụng cụ tìm hiểu, trả lời, nhận xét, kết luận. ? Kể tên các dụng cụ đo chiều dài và nêu cách sử dụng, công dụng của chúng ?. - HS trả lời: + Thước lá: Bằng thép hợp kim dụng cụ, ít co giãn, không gỉ - dùng để đo, xác định kích thước. + Thước cặp. - dùng để đo đường kính ngoài, đường kính trong, chiều sâu lỗ. - GV: Nhận xét, thống nhất. - GV: Hướng dẫn HS dùng thước lá, thước cuộn đo chiều dài cái bàn học. - HS: Kể tên các loại thước đo góc và cách sử dụng thước đo góc vạn năng ?. - HS trả lời: Eke, thước đo góc vạn năng. - GV: Nhận xét, điều chỉnh, nêu cách đo. Hoạt động 2: Tìm hiểu dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt. (13’) - GV: Cho HS quan sát các dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt. - HS: Quan sát, tìm hiểu. ? Kể tên, nêu công dụng của từng dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt ?. - HS trả lời: + Mỏ lết: tháo lắp đai ốc, bu lông. ( thay đổi được kích cở ). + Cờ lê: tháo lắp các đai ốc, bu lông. + Tua vít: tháo lắp các loại vít. + Etô: dùng để kẹp chặt. + Kìm: kẹp chặt và cắt vật liệu. - GV: Nhận xét, thống nhất. - HS: Sử dụng một số dụng cụ để tháo lắp một số chi tiết. Hoạt động 3: Tìm hiểu dụng cụ gia công. (13’) - GV: Cho HS quan sát các dụng cụ gia công. - HS: Quan sát, tìm hiểu. ? Kể tên, nêu công dụng của từng dụng cụ gia công. - HS trả lời: + Búa: dùng để đóng, tháo. +- Cưa: cắt vật liêu. + Đục: đục lỗ, cắt vật liệu. + Dũa: mài, dũa vật liệu. - GV: Nhận xét, thống nhất. |
I. Dụng cụ đo và kiểm tra.
1. Thước đo chiều dài.
a. Thước lá. - Bằng thép hợp kim dụng cụ, ít co giãn, không gỉ - dùng để đo, xác định kích thước. b.Thước cặp. - dùng để đo đường kính ngoài, đường kính trong, chiều sâu lỗ.
2. Thước đo góc. - Eke, thước đo góc vạn năng.
II. Dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt.
- Mỏ lết: tháo lắp đai ốc, bu lông. ( thay đổi được kích cở ). - Cờ lê: tháo lắp các đai ốc, bu lông. - Tua vít: tháo lắp các loại vít. - Etô: dùng để kẹp chặt. - Kìm: kẹp chặt và cắt vật liệu.
III. Dụng cụ gia công.
- Búa: dùng để đóng, tháo. - Cưa: cắt vật liêu. - Đục: đục lỗ, cắt vật liệu. - Dũa: mài, dũa vật liệu. |
4. Hoạt động bổ sung : (1’)
- HS: Đọc phần ghi nhớ, nêu công dụng của một số dụng cụ cơ khí.
5. HDVN: (1’)
- Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 trang 70 sgk.
- Chuẩn bị bài : Cưa và dũa kim loại.