Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 20 (mới 2023 + 10 câu trắc nghiệm): Dụng cụ cơ khí

Tải xuống 7 2.5 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 8 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 20: Dụng cụ cơ khí đầy đủ, chi tiết. Bài học Bài 20: Dụng cụ cơ khí môn Công nghệ lớp 8 có những nội dung sau:

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 20: Dụng cụ cơ khí:

Công nghệ 8 Bài 20: Dụng cụ cơ khí

Phần 1: Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 20: Dụng cụ cơ khí

I. Dụng cụ đo và kiểm tra

1. Thước đo chiều dài

a) Thước lá

    Được chế tạo bằng thép, ít co giãn và không gỉ.

    Dày: 0,9 – 1,5 mm.

    Rộng: 10 – 25 mm.

    Dài: 150 – 1000 mm.

    Vạch đo: 1mm.

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 20. Dụng cụ cơ khí hay, ngắn gọn

b) Thước cặp

    Thước cặp dùng để: đo đường kinh trong, đường kính ngoài, chiều sâu và lỗ, … với những kích thước không lớn lắm.

    Chế tạo bằng thép (inox) không gỉ có độ chính xác cao (0,1 đến 0,05 mm).

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 20. Dụng cụ cơ khí hay, ngắn gọn

    Cấu tạo gồm 8 bộ phận

    1: Cán.

    2, 7: Mỏ kẹp.

    3: Khung động.

    4: Vít hãm.

    5: Thang chia độ chính.

    6: Thước đo chiều sâu.

    8: Thang chia độ của du xích.

    Ngoài hai loại thước trên, người ta còn dùng compa đo trong, đo ngoài để kiểm tra kích thước của vật.

2. Thước đo góc

    Có hình dạng chữ L, tam giác vuông có các góc đặc biệt.

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 20. Dụng cụ cơ khí hay, ngắn gọn

    Êke, ke vuông: đo và kiểm tra các góc đặc biệt.

    Thước đo góc vạn năng: xác định các góc bất kì.

II. Dụng cụ tháo, lắp và kẹp chặt

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 20. Dụng cụ cơ khí hay, ngắn gọn

  Tên dụng cụ Công dụng
Dụng cụ tháo, lắp

Mỏ lết

Cờ lê

Tua vít

- Tháo ốc vít lớn, nhỏ

- Tháo ốc vít cố định

- Tháo ốc vít phù hợp

Dụng cụ kẹp chặt

Êto

Kìm

- Gia công, lắp ráp

- Vặn các loại ốc, đinh

III. Dụng cụ gia công

Lý thuyết Công nghệ 8 Bài 20. Dụng cụ cơ khí hay, ngắn gọn

Tên dụng cụ Công dụng
a) Búa Dùng để đập
b) Cưa Dùng để cắt các loại vật liệu cứng như gỗ
c) Đục Dùng để đục
d) Dũa Dùng để mài hoặc tạo hình một số vật liệu

Phần 2: 10 câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 20: Dụng cụ cơ khí

Câu 1: Trong các dụng cụ sau, dụng cụ nào không phải là dụng cụ gia công?

A. Cưa

B. Đục

C. Tua vít

D. Dũa

Đáp án: C

Vì tua vít là dụng cụ tháo lắp.

Câu 2: Công dụng của dụng cụ cơ khí nói chung là gì?

A. Xác định hình dáng

B. Xác định kích thước

C. Tạo ra sản phẩm cơ khí

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 3: Muốn xác định trị số thực của góc, ta dùng:

A. Êke

B. Ke vuông

C. Thước đo góc vạn năng

D. Thước cặp

Đáp án: C

Câu 4: Vật liệu chế tạo thước lá:

A. Là thép hợp kim dụng cụ

B. Ít co dãn

C. Không gỉ

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về thước lá?

A. Chiều dày: 0,9 – 1,5 mm

B. Chiều rộng: 10 – 25 mm

C. Chiều dài: 150 – 1000 cm

D. Các vạch cách nhau 1mm

Đáp án: C

Vì chiều dài : 150 – 1000 mm.

Câu 6: Dụng cụ cầm tay đơn giản trong cơ khí được chia làm mấy loại?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Đó là dụng cụ đo và kiểm tra, dụng cụ tháo lắp và kẹp chặt, dụng cụ gia công.

Câu 7: Có mấy dụng cụ đo và kiểm tra?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: A

Đó là thước đo chiều dài, thước đo góc.

Câu 8: Công dụng của thước cặp là:

A. Đo đường kính trong

B. Đo đường kính ngoài

C. Đo chiều sâu lỗ

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Câu 9: Có mấy loại thước đo góc thường dùng?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Đáp án: B

Đó là eke, ke vuông và thước đo góc vạn năng.

Câu 10: Trong các dụng cụ sau, đâu là dụng cụ gia công:

A. Mỏ lết

B. Búa

C. Kìm

D. Ke vuông

Đáp án: B

Vì mỏ lết và kìm là công cụ tháo lắp và kẹp chặt, ke vuông là dụng cụ đo và kiểm tra.

 

Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống