Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 8 Bài 23: Thực hành đo và vạch dấu mới nhất . Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 23: THỰC HÀNH ĐO VÀ VẠCH DẤU
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết sử dụng dụng cụ đo để đo và kiểm tra kích thước.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng được thước,mũi vạch ,chấm dấu để vạch dấu trên mặt phẳng.
- Học sinh có kỹ năng làm việc theo quy trỡnh,an toàn lao động trong quá trình thực hành.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, say mê, hứng thú với môn học.
B. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên:
+ Giáo án, sách giáo khoa. Chuẩn bị một khối hình hộp, một khối trụ trũn giữa cú lỗ (bằng lỗ,kim loại hoặc nhựa cứng).
+ Dụng cụ đo gồm, thước lá,thước cặp,đục, mũi vạch, mũi chấm dấu,búa nhỏ một đoạn phôi liệu bằng thép.
2.Học sinh:
- Vở ghi, SGK, vở BT, tìm hiểu trước nội dung bài học.
C. PHƯƠNG PHÁP
Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học:
+ PPDH gợi mở - vấn đáp
+ PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề
+ PPDH luyện tập, thực hành
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số lớp: ………………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ :
Nêu khái niệm cưa và dũa kim loại?
TL :
- Dũa dùng để tạo độ nhẵn, phẳng trên các bề mặt nhỏ, khó làm được trên các máy công cụ.
- Cưa tay là dạng gia công thô, dùng lực tác động làm cho lưỡi cưa chuyển động qua lại để cắt vật liệu
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG |
|||||||||||||||||||||
Hoạt động 1:Chuẩn bị - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - HS đưa ra sự chuẩn bị. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung và trỡnh tự thực hành
- GV hướng dẫn HS đo kích thước bằng thước lá. - HS quan sát GV hướng dẫn,sau đó dùng thước để đo.
-GV làm mẫu trước lớp - GV giới thiệu lớ thuyết về vạch dấu và dụng cụ vạch dấu - GV hướng dẫn HS thực hiện vạch dấu. - HS quan sỏt và nhận biết kỹ thuật vạch dấu. - GV Gọi HS lờn vạch thử và sửa sai. - Một HS thực hành - lớp theo dõi, nhận xét, sửa sai. GV hướng dẫn vạch dấu trên mặt phẳng, yêu cầu 01 học sinh làm thử Phân công nhóm và vị trí (Nhóm 1: Làm công việc vạch dấu Nhóm 2: Đo kích thước Sau dó đổi công việc cho nhau) Hoạt động 3:Tổ chức thực hành Y/C H/s thực hiện GV theo dõi kiểm tra , uốn nắn kịp thời những sai sót, duy trì kỉ luật của lớp - Đo kích thước của khối hộp và khối trụ tròn có lỗ và ghi kết quả vào mẫu báo cáo thực hành - Vạch dấu ke cửa theo kích thước hình 23.5 SGK trang 81
* Tổng kết bài học - GV hướng dẫn học sinh thu dọn dụng cụ vệ sinh nơi làm việc - GV hướng dẫn học sinh tự đánh giá bài làm của mình |
I.Chuẩn bị (SGK Tr 78)
II.Nội dung và trình tự thực hành. 1.Thực hành đo kích thước bằng thước lá
2.Thực hành đo và vạch dấu trên mặt phẳng. - Vạch dấu là xác định ranh giới giữa chi tiết cấn gia công với phần lượng dư. - Nếu vạch dấu sai, sản phẩm không đạt yêu cầu, gây lóng phớ cụng và nguyờn liệu. - Dụng cụ vạch dấu gồm :bàn vạch dấu, mũi vạch và mũi chấm dấu. Quy trình lấy dấu - Chuẩn bị phôi và dụng cụ cần thiết. - Bôi vôi hoặc phấn màu lên bề mặt phôi. - Dùng dụng cụ đo và mũi vạch để vẽ hình dạng của chi tiết lên phôi. - Vạch các đường bao của chi tiết hoặc dùng chấm dấu chấm theo đường bao đó
III.Giai đoạn thực hành
1. Ghi kích thước của khối hộp và khối trụ tròn
2.Vạch dấu ke cửa
|
4. Củng cố
- GV hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả bài thực hành dựa theo tiêu chí bài học.
- Nhận xét, đánh giá về sự chuẩn bị tinh thần, 3. Thái độ làm việc, kết quả đạt được của các nhóm HS.
- HS thu dọn dụng cụ,vật liệu,vệ sinh khu vực thực hành.
- HS nộp bỏo cỏo thực hành.
5.Hướng dẫn về nhà
- Đọc và Tìm hiểu trước bài 24 SGK.
E. RÚT KINH NGHIỆM