Giáo án Công Nghệ 8 Bài 18: Vật liệu cơ khí mới nhất

Tải xuống 6 2.1 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 8 Bài 18: Vật liệu cơ khí mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

CHƯƠNG III: GIA CÔNG CƠ KHÍ

BÀI 18: VẬT LIỆU CƠ KHÍ

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh biết cách phân loại các vật liệu cơ khí phổ biến

- Học sinh biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được vật liệu kim loại màu, kim loại đen: thành phần, tỉ lệ các bon, các loại vật liệu thép

- Nhận biết được vật liệu phi kim loại: đặc điểm, tính chất, công dụng của chất dẻo, cao su

3. Thái độ:

Nghiêm túc, say mê, hứng thú với môn học.

- Vận dụng kiến thức đã học để áp dụng vào trong cuộc sống

B. CHUẨN BỊ                                                  

1.Giáo viên: 

- Giáo án, sách giáo khoa.Bộ mẫu vật liệu cơ khí, máy chiếu

2.Học sinh:

- Vở ghi, SGK, vở BT, tìm hiểu trước nội dung bài học.

C. PHƯƠNG PHÁP :

Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học:

+ PPDH gợi mở - vấn đáp

+ PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề

+ PPDH luyện tập, thực hành

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

     1.Ổn định tổ chức :       

Kiểm tra sĩ số lớp: ………………………………………………………………………

          2.  Kiểm tra bài cũ :        Kết hợp trong nội dung bài mới

         3. Bài mới

Giới thiệu bài học

    Vật liệu cơ khí đóng vai trò rất quan trọng trong gia công cơ khí, nó là cơ sở vật chất ban đầu để tạo nên sp cơ khí. Nừu không có vật liệu cơ khí thì không có sản phẩm cơ khí. Để biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí, từ đó biết lựa chọn và sử dụng vật liệu cơ khí một cách hợp lí, chúng ta cùng nghiên cứu bài:”vật liệu cơ khí”.

 

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Hoạt động 1:  Tìm hiểu các vật liệu cơ khí phổ biến.

GV: Căn cứ vào nguồn gốc, cấu tạo và tính chất vật liệu cơ khí được chia thành 2 nhóm : Vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại

GV: Chiếu sơ đồ phân loại VLCK

HS: Quan sát

? Em hãy kể tên các vật dụng trong gia đình em được chế tạo từ vật liệu kim loại

HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi

GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh chiếc xe đạp và trả lời câu hỏi

?* Em hãy cho biết những chi tiết, bộ phận nào được làm bằng kim loại

HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi

GV: Nhận xét và kết luận

HS: Lắng nghe và ghi chép bài

GV: Chiếu sơ đồ hình 18.1(SGK/60) và yêu cầu học sinh quan sát trả lời câu hỏi:

? Vật liệu kim loại được phân loại như thế nào

Gv phát mẫu vật liệu cơ khí cho học sinh quan sát           

? Thành phần chủ yếu của kim loại đen là gì.

?* Em hãy so sánh về độ cứng và độ giòn của gang và thép.

HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi

GV: Nhận xét và kết luận

HS: Lắng nghe và ghi chép bài

 

GV: Chiếu hình ảnh một số sản phẩm được chế tạo từ vật liệu là kim loại màu cho học sinh quan sát.

?* Các sản phẩm đó được làm bằng vật liệu gì.

? Kim loại màu có ưu điểm gì

HS: Quan sát và suy nghĩ trả lời câu hỏi

Gv: Phân loại kim loại màu

 

 

 

GV: Chiếu yêu cầu bài tập (SGK/61)

Gọi học sinh lần lượt trả lời để hoàn thành bài tập

GV: Chiếu đáp án của bài tập

? Cho biết ưu điểm củavật liệu phi kim loại.

? Vật liệu phi kim loại được phổ biến trong cơ khí là chất gì.

GV: Cho học sinh quan sát chiếc áo mưa, thước nhựa...

 

? Chất dẻo là gì

HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi

? Chất dẻo được chia làm mấy loại.

 

? Chất dẻo nhiệt có tính chất gì.

Chất dẻo nhiệt rắn có tính chất gì.

HS: Suy nghĩ trả lời câu hỏi

GV: Nhận xét và kết luận

HS: Lắng nghe và ghi chép bài

 

? Thế nào là cao su.

 

? Có mấy loại cao su.

 

GV: Chiếu nội dung bài tập SGK/62

Gọi học sinh lần lượt trả lời để hoàn thành bài tập

GV: Chiếu đáp án của bài tập

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.

 

? Vật liệu cơ khí gồm những tính chất nào.

GV gợi ý cho hs trả lời các câu hỏi sgk.

 ?*Bằng các kiến thức đã học, em hãy kể một số tính chất công nghệ và tính chất cơ học của các kim loại thường dùng

- HS có thể trả lời:

+ Thép: cứng, dễ gia công ở nhiệt độ cao

+Nhôm: Mềm, dễ gia công ở nhiệt độ bình thường

+ Đồng: dẻo hơn thép, khó gia côg (khó đúc).

Gv nhận xét, kết luận

I. Các vật liệu cơ khí phổ biến

Được phân làm 2 loại.

- Vật liệu kim loại

- Vật liệu phi kim loại.

 

 

 

1- Vật liệu kim loại

- Kim loại là vật liệu quan trọng chiếm tỉ lệ khá cao trong các thiết bị máy.

- Phân loại : Sơ đồ hình 18.1: Sơ đồ phân loại vật liệu kim loại (SGK/60)

a)  Kim loại đen

+Thành phần:  Chủ yếu là sắt(Fe) và Cacsbon(C)

+ Phân loại: Dựa và tỉ lệ cacbon và các nguyên tố tham gia chia làm 2 loại:

      Thép:  Có tỉ lệ C < 2,14%

      Gang:  Có tỉ lệ C > 2,14%

* Tỉ lệ C càng cao thì vật liệu càng cứng và giòn.

          

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Kim loại màu

- Kim loại màu thường được sử dụng dưới dạng các hợp kim

- Tính chất: Dễ kéo dài, dễ dát mỏng, có tính chống mài mòn, chống ăn mòn cao có tính dẫn nhiệt và dẫn điện tốt.

Phân loại:

+  Đồng và hợp kim  đồng

+ Nhôm và hợp kim nhôm

+...

Bài tập (SGK/61):

Em hãy cho biết những sản phẩm dưới đây thường được làm bằng vật liệu gì?

2.  Vật liệu phi kim loại

- Tính chất: Dễ gia công, không bị ô xi hóa, ít mài mòn.

- Phân loại:

Gồm: + Chất dẻo

           + Cao su.

a) Chất dẻo:

- Là sản phẩm được tổng hợp từ các chất hữu cơ, cao phân tử, dầu mỡ, yhan đá, khí đốt,

- Gồm có 2 loại:

+ Chất dẻo nhiệt

Nhiệt độ nóng chảy thấp, nhẹ, dẻo, không dẫn điện, không bị ô xi hóa,

+ Chất dẻo nhiệt rắn:

Chịu được nhiệt độ cao, có độ bền cao, nhẹ, không dẫn điện,

b) Cao su

- Khái niệm: Là vật liệu dẻo, đàn hồi, khả năng giảm trấn tốt.

- Phân loại :

Có 2 loại: + Cao su thiên nhiên

                 + Cao su nhân tạo

Bài tập (SGK/62):

 

 

II. Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí

1. Tính cơ học

-         Tính cứng

-         Tính dẻo

-         Tính bền

2. Tính chất vật lí:

-         Nhiệt nóng chảy

-         Tính dẫn điện

-         Tính dẫn nhệt

-         Khối lượng riêng

3. Tính chất hoá học

-         Tính chịu axít

-         Tính chống ăn mòn

 

4. Tính chất công nghệ

Khả năng gia công của vật liệu

4. Củng cố

- Gọi 1, 2 học sinh đọc phần ghi nhớ

- Vật liệu cơ khí phổ biến được phân loại như thế nào?

- Các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí?

5. Hướng dẫn học bài ở nhà

- Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Chuẩn bị nội dung bài mới

E. RÚT KINH NGHIỆM

 

 

Xem thêm
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 18: Vật liệu cơ khí mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 18: Vật liệu cơ khí mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 18: Vật liệu cơ khí mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 18: Vật liệu cơ khí mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 18: Vật liệu cơ khí mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 18: Vật liệu cơ khí mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống