Giáo án Công Nghệ 8 Bài 18: Vật liệu cơ khí mới nhất - CV5555

Tải xuống 4 4.2 K 29

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 8 Bài 18: Vật liệu cơ khí mới nhất - CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 8. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

BÀI 18: VẬT LIỆU CƠ KHÍ

A. MỤC TIÊU:

    1.Kiến thức:

- Nhận biết được các loại vật liệu cơ khí phổ biến và phân loại được các loại vật liệu cơ khí phổ biến

- Nêu được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí

    2. Kĩ năng:

- Nhận biết được các loại vật liệu cơ khí tại gia đình, địa phương

    3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh biết giữ gìn và bảo quản các vật liệu cơ khí của gia đình.

    4. Năng lực:

- Tự tìm các vật liệu cơ khí em thường gặp

B. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

 - Nghiên cứu SGK và các tài liệu có liên quan

 - Tranh vẽ sơ đồ 18.1, bảng theo bài

 - Bộ mẫu vật vật liệu cơ khí

2.Học sinh:

- Học bài cũ, đọc trước bài mới

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động khởi động: (1’) Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: (5’)

      ? Cơ khí có vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống và sản xuất

      ? Sản phẩm cơ khí được hình thành như thế nào

3. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (37’)

   a. Đặt vấn đề: (1’) Vật liệu cơ khí đóng vai trò quan trọng trong gia công cơ khí, nó là cơ sở vật chất ban đầu để tạo nên sản phẩm cơ khí. Nếu không có vật liệu cơ khí thì không có sản phẩm cơ khí. Để biết tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.

              b. Triển khai bài dạy: (36’)

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu các vật liệu cơ khí phổ biến (26’)

GV nhấn mạnh căn cứ vào nguồn gốc, cấu tạo, tính chất, vật liệu cơ khí được chia làm hai nhóm: Vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại.

* Tìm hiểu về vật liệu kim loại

? Quan sát chiếc xe đạp, em hãy cho biết những chi tiết bộ phận nào của xe được làm bằng kim loại?

- Cho HS quan sát Hình 18.1

? Theo các em người ta căn cứ vào đâu để phân biệt gang và thép?

GV giới thiệu các loại Gang và Thép.

GV nhấn mạnh: Thường kim loại mầu được sử dụng dưới dạng hợp kim

GV nêu các tính chất của kim loại màu

HS điền các kim loại thích hợp vào bảng SGK.61.

* Tìm hiểu về vật liệu phi kim loại

GV cho HS nêu các tính chất của vật liệu phi kim loại.

 

 

GV giới thiệu về chất dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn

HS điền những vật liệu thích hợp vào bảng SGK.62..

 

? Cao su có những tính chất gì ưu điểm ?

 

? Hãy kể tên các SP làm bằng cao su ?

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí (10’)

     GV giới thiệu về các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí :

1. Tính chất cơ học

2. Tính chất vật lý

3. Tính chất hoá học

4. Tính chất công nghệ

 

I. Các vật liệu cơ khí phổ biến

1. Vật liệu kim loại:

a. Kim loại đen:

- Thành phần chủ yếu là sắt (Fe) và cácbon (C)

- Tuỳ theo tỉ lệ cácbon và các nguyên tố tham gia mà ta chia KL đen thành hai loại chính là gang và thép.

- Nếu tỉ lệ cacbon £  2,14 Gọi là thép.

- Nếu tỉ lệ cacbon > 2,14 Gọi là gang.

- Tuỳ theo cấu tạo và tính chất người ta chia ra:

+ Thép: Thép Cacbon và thép xây dựng

+ Gang: Trắng, xám, dẻo

b) Kim loại màu

- Kim loại màu chủ yếu là đồng, nhôm và hợp kim của chúng.

- Kim loại màu dẫn nhiệt, dẫn điện tốt, dễ kéo dài, dễ dát mỏng, chống mài mòn cao.

2. Vật liệu phi kim loại

       Là vật liệu có khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt kém, dễ gia công, không bị Ôxi hoá, ít mài mòn ...

a) Chất dẻo:

- Là sản phẩm được tổng hợp từ các chất hữu cơ, cao phân tử, dầu mỏ, than đá, khí đốt ... Chất dẻo được chia làm hai loại

+ Chất dẻo nhiệt ( Sgk /tr62)

+ Chất dẻo nhiệt rắn ( Sgk / tr62)

 b) Cao su:

- Là vật liệu dẻo đàn hồi và cách điện, cách âm tốt.

- Có 2 loại: Cao su tự nhiên và nhân tạo.

II. Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí

1. Tính chất cơ học:

  Biểu thị khả năng chịu được lực tác động từ bên ngoài của vật liệu gồm tính cứng, tính dẻo, tình bền .

2. Tính chất vật lý:

  Thể hiện qua các hiện tượng vật lý: Nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt ...

3. Tính chất hoá học:

   Cho biết khả năng chịu được tác dụng hoá học trong các môi trường như tính chống ăn mòn, chịu axit và muối...

4. Tính chất công nghệ:

   Cho biết khả năng gia công của vật liệu như: Tính đúc, tính rèn, ...

    4. Hoạt động bổ sung : (1’)

? Nêu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.

? Phân biệt sự khác nhau giữa kim loại và phi kim loại.

 ? Phân biệt sự khác nhau giữa kim loại đen và kim loại màu.

5. HĐVN: (1’)

-  Đọc và trả lời câu hỏi sgk

-  Đọc trước bài 20

 

 

Xem thêm
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 18: Vật liệu cơ khí mới nhất - CV5555 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 18: Vật liệu cơ khí mới nhất - CV5555 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 18: Vật liệu cơ khí mới nhất - CV5555 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Công Nghệ 8 Bài 18: Vật liệu cơ khí mới nhất - CV5555 (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống