Chuyên đề trắc nghiệm: Địa lí nông nghiệp Việt Nam môn Địa lí lớp 12

Tải xuống 15 3.4 K 85

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Chuyên đề trắc nghiệm: Địa lí nông nghiệp Việt Nam môn Địa lí lớp 12 , tài liệu bao gồm 15 trang giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kỳ thi môn Địa lí sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây

Bài giảng Địa lí 12 Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta

CHUYÊN ĐỀ: ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (PHẦN 1)
I. Nhận biết
Câu 1 (NB). Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của nông nghiệp nước ta?
A. Nền nông nghiệp nhiệt đới, cơ cấu sản phẩm đa dạng.
B. Tồn tại song song nền nông nghiệp nhiệt đới và nền nông nghiệp cận nhiệt, ôn đới.
C. Tồn tại song song nền nông nghiệp cổ truyền và nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hoá. 
D. Cơ cấu kinh tế nông thôn đang chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá.
Câu 2(NB). Tính mùa vụ của nông nghiệp nước ta được khai thác tốt hơn không phải nhờ vào việc
A. sử dụng ngày càng nhiều công nghệ bảo quản nông sản.
B. đẩy mạnh hoạt động vận tải.
C. tăng cường sản xuất chuyên môn hoá. 
D. áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến.
Câu 3 (NB). Đặc điểm nào sau đây không đúng với nền nông nghiệp hàng hoá?
A. Người dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm.
B. Mục đích sản xuất là tạo ra nhiều lợi nhuận.
C. Đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hoá, sử đụng ngày càng nhiều máy móc. 
D. Mỗi cơ sở sản xuất, mỗi địa phương đều sản xuất rất nhiều loại sản phẩm.
Câu 4 (NB). Đặc trưng nào sau đây không phải của nền nông nghiệp cổ truyền?
A. Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.
B. Người sản xuất quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận.
C. Năng suất lao động thấp.
D. Sản xuất tự cấp tự tức, đa canh là chính.
Câu 5 (NB). Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta, loại cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất là
A. Cây công nghiệp. 
B. Cây lương thực.
C. Cây ăn quả. 
D. Cây thực phẩm.
Câu 6 (NB). Phát biểu nào sau đây không đúng với việc nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới?
A. Cây, con phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
B. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng phòng tránh thiên tai.
C. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải và công nghiệp chế biến.
D. Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước.
Câu 7 (NB). Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực trên 90%?
A. Hòa Bình.
B. Thái Bình.
C. Nghệ An.
D. Thanh Hóa.
Câu 8 (NB). Vùng có bình quân lương thực đầu người cao nhất cả nước là
A. đồng bằng sông Hồng.
B. đồng bằng sông Cửu Long,
C. Đông Nam Bộ.
D. duyên hải miền Trung.
Câu 9 (NB). Vùng có năng suất lúa cao nhất ở nước ta là
A. duyên hải miền Trung. 
B. đồng bằng sông Hồng.
C. đồng bằng sông Cửu Long.
D. các cánh đồng giữa núi và ở trung du.
Câu 10 (NB). Cây công nghiệp lâu năm của nước ta chủ yếu là
A. cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, mía.
B. cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dứa, lạc. 
C. cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè.
D. cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, thuốc lá.
Câu 11 (NB). Các cây công nghiệp hàng năm ở nước ta chủ yếu là
A. mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, dừa.
B. mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, hồ tiêu, thuốc lá. 
C. mía, lạc, đậu tương, bông, đay, cói, dâu tằm, thuốc 1á.
D. mía, lạc, đậu tương, bông, đay, chè, dâu tàm, thuốc lá.
Câu 12 (NB). Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành chăn nuôi của nước ta hiện nay?
A. Tỉ trọng trong giá trịsản xuất nông nghiệp từng bước tăng khá vững chắc.
B. Xu hướng nổi bật là tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá. 
C. Giá trị các sản phẩm không qua giết thịt chiếm tỉ trọng ngày càng cao.
D. Hiệu quả chăn nuôi đã đạt được ở mức độ cao và ổn định.
Câu 13 (NB). Ở nước ta hiện nay, vật nuôi giữ vai trò quan trọng nhất trong việc cung cấp thịt là
A. Gia cầm. 
B. Trâu. 
C. Lợn. 
D. Bò.
Câu 14 (NB). Căn cứ vào trang 18 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết cà phê được trồng nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. 
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 15 (NB). Căn cứ vào trang 18 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết cao su được trồng nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. 
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 16 (NB). Căn cứ vào trang 18 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết điều được trồng nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. 
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 17 (NB). Căn cứ vào trang 18 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết chè được trồng nhiều nhất ở các vùng nào sau đây?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
B. Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên.
C. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
D. Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.
Câu 18 (NB). Căn cứ vào trang 18 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết dừa được trồng nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
A. Bắc Trung Bộ.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Tây Nguyên,
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 19 (NB). Căn cứ vào trang 18 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết trâu được nuôi nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. 
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
Câu 20 (NB). Căn cứ vào trang 18 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết bò được nuôi nhiều nhất ở những vùng nào sau đây?w
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
B. Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên.
C. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên
Câu 21 (NB). Căn cứ vào trang 18 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết lợn được nuôi nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
C. Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 22 (NB). Căn cứ vào trang 18 của Atlat Địa 11 Việt Nam, hãy cho biết gia cầm được nuôi nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng
C. Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 23 (NB). Căn cứ vào trang 18 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết lúa được trồng nhiều nhất ở các vùng nào sau đây?
A. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Gửu Long.
B. Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 24 (NB). Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cho biết phần lớn diện tích đất mặt nước nuôi trồng thủy sản tập trung ở
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 25 (NB). Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết hai tỉnh có diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta năm 2007 là
A. Gia Lai, Tây Ninh.
B. Lâm Đồng, Kon Tum.
C. Bình Phước, Đăk Lăk
D. Bình Dương, Bà Rịa-Vũng tàu
Câu 26 (NB). Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 20, cho biết các tỉnh nào sau đây dẫn đầu về sản lượng đánh bắt thuỷ sản của nước ta?
A. Cà Mau, Bình Thuận, Nghệ An, Quảng Ninh. 
B. Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Cà Mau. 
C. Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Hải Phòng. 
D. Hải Phòng, Đà Nằng, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Câu 27 (NB). Vùng nuôi tôm lớn nhất ở nước ta hiện nay là
A. đồng bằng sông Hồng.
B. đồng bằng sông Cửu Long,
C. duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 28 (NB). Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 20, hai tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2007 cao nhất là
A. An Giang và Kiên Giang. 
B. An Giang và Đồng Tháp.
C. Cần Thơ và Cà Mau.
D. Cà Mau và Bạc Liêu.
Câu 29 (NB). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết hai tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp cao nhất nước ta năm 2007 là
A. Lâm Đồng và Thanh Hóa. 
B. Yên Bái và Tuyên Quang.
C. Nghệ An và Lạng Sơn.
D. Hà Tĩnh và Quảng Bình.
Câu 30 (NB). Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết các tỉnh có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh dưới 10% năm 2007 phân bố chủ yếu ở hai vùng nào của nước ta?
A. ĐBSH và ĐNB. 
B. ĐBSH và ĐBSCL. 
C. ĐNB và ĐBSCL. 
D. ĐBSH và DHNTB.
Câu 31 (NB). Loại rừng có diện tích lớn nhất nước ta hiện nay là
A. Rừng phòng hộ 
B. Rừng sản xuất
C. Rừng đặc dụng 
D. Rừng trồng
II. Thông hiểu
Câu 32 (TH). Nhân tố chính tạo ra sự hoá mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta là
A. địa hình. 
B. khí hậu.
C. đất đai. 
D. nguồn nước. 
Câu 33 (TH). Thế mạnh nông nghiệp ở trung du và miền núi nước ta là phát triển
A. cây lâu năm và chăn nuôi lợn. 
B. chăn gia cầm và cây hàng năm. 
C. cây hàng năm và cây lâu năm. 
D. cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
Câu 34 (TH). Nguyên nhân nào làm tăng thêm tính bấp bênh của nông nghiệp nước ta?
A. Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ. 
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thay đổi thất thường.
C. Nguồn nước sông từ ngoài lãnh thổ chảy vào. 
D. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
Câu 35 (TH). Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng, chủ yếu do
A. đẩy mạnh thâm canh, sử dụng đại trà giống mới 
B. áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh
C. đẩy mạnh xen canh, tăng vụ. 
D. mở rộng diện tích canh tác.
Câu 36 (TH). Phát biểu nào sau đây nói về điều kiện chăn nuôi nước ta?
A. Các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.
B. Xu hướng chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp được phát triển.
C. Giá trị các sản phẩm không qua giết thịt chiếm tỉ trọng ngày càng cao.
D. Tỉ trọng trong giá trịsản xuất nông nghiệp từng bước tăng khá vững chắc.
Câu 37 (TH). Phát biểu nào sau đây không đúng với chăn nuôi gia cầm ở nước ta hiện nay?
A. Là một trong số nguồn cung cấp thịt chủ yếu.
B. Chăn nuôi gia cầm tăng mạnh với tổng đàn lớn. 
C. Tổng đàn gia cầm bị giảm khi có dịch bệnh.
D. Sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu ra nước ngoài.
Câu 38 (TH). So với các đồng bằng khác trong cả nước, đồng bằng sông Hồng có thế mạnh 
độc đáo về
A. sản xuất rau quả ôn đới vào vụ đông 
B. sản xuất và trồng lúa cao sản
C. nuôi trồng thủy hải sản
D. chăn nuôi đại gia súc và gia cầm
Câu 39 (TH). Chăn nuôi lợn của nước ta tập trung ở những vùng
A. có điều kiện khí hậu ổn định và ôn hòa
B. ven biển có nghề cá phát triển
C. trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm và đông dân
D. mật độ dân số cao
Câu 40 (TH). Năng suất lao động trong ngành khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp do
A. phương tiện khai thác còn lạc hậu, chậm đổi mới. 
B. người dân thiếu kinh nghiệm đánh bắt.
C. nguồn lợi cá đang bị suy thoái. 
D. thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường.
Câu 41 (TH). Vai trò quan trọng nhất của các rừng đặc dụng là
A. phát triển du lịch sinh thái.
B. bảo vệ môi trường nước và đất.
C. bảo vệ hệ sinh thái và các giống loài quý hiếm.
D. cung cấp nguyên liệu quý cho CN chế biến và xuất khẩu.
Câu 42 (TH). Vai trò quan trọng nhất của rừng đầu nguồn là
A. tạo sự đa dạng sinh học 
B. điều hòa nguồn nước của các con sông
C. điều hòa khí hậu, chắn gió, bão 
D. cung cấp gỗ và lâm sản quý.
Câu 43 (TH). Điểm giống nhau về điều kiện sinh thái nông nghiệp ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là
A. có diện tích đất badan rộng và thiếu nước về mùa khô. 
B. có các cao nguyên xếp tầng và khí hậu cận xích đạo.
C. có các vùng trũng có khả năng nuôi trồng thuỷ sản. 
D. có nguồn nước dồi dào cho ngành nông nghiệp
Câu 44 (TH). Điểm giống nhau về điều kiện sinh thái nông nghiệp của Đồng bằng sông Hồng và 
Đồng bằng sông Cửu Long là cả hai đều có
A. mùa đông lạnh. 
B. diện tích tương tự nhau 
C. đất phù sa ngọt. 
D. diện tích đất phèn lớn.
Câu 45 (TH). Các xí nghiệp chế biến gỗ và lâm sản tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên và Bắc 
Trung Bộ do
A. tiện đường giao thông. 
B. có nguồn nguyên liệu phong phú.
C. gần thị trường tiêu thụ. 
D. tận dụng nguồn lao động.
Câu 46 (TH). Nguyên nhân làm cho hình thức kinh tế trang trại ít phát triển ở ĐBSH là
A. bình quân đất nông nghiệp theo đầu người rất thấp. 
B. đây là vùng được khai thác từ lâu đời.
C. vùng có năng suất lúa cao nhất. 
D. điều kiện kinh tế xã hội rất phát triển.
Câu 47 (TH). Vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có ngành chăn nuôi 
phát triển nhất nước ta là do
A. các giống vật nuôi địa phương có giá trị kinh tế cao
B. có nguồn thức ăn cho chăn nuôi phong phú, thị trường tiêu thụ rộng
C. có lực lượng lao động đông đảo, có kinh nghiệm trong chăn nuôi
D. có điều kiện tự nhiên thuận lợi

Xem thêm
Chuyên đề trắc nghiệm: Địa lí nông nghiệp Việt Nam môn Địa lí lớp 12 (trang 1)
Trang 1
Chuyên đề trắc nghiệm: Địa lí nông nghiệp Việt Nam môn Địa lí lớp 12 (trang 2)
Trang 2
Chuyên đề trắc nghiệm: Địa lí nông nghiệp Việt Nam môn Địa lí lớp 12 (trang 3)
Trang 3
Chuyên đề trắc nghiệm: Địa lí nông nghiệp Việt Nam môn Địa lí lớp 12 (trang 4)
Trang 4
Chuyên đề trắc nghiệm: Địa lí nông nghiệp Việt Nam môn Địa lí lớp 12 (trang 5)
Trang 5
Chuyên đề trắc nghiệm: Địa lí nông nghiệp Việt Nam môn Địa lí lớp 12 (trang 6)
Trang 6
Chuyên đề trắc nghiệm: Địa lí nông nghiệp Việt Nam môn Địa lí lớp 12 (trang 7)
Trang 7
Chuyên đề trắc nghiệm: Địa lí nông nghiệp Việt Nam môn Địa lí lớp 12 (trang 8)
Trang 8
Chuyên đề trắc nghiệm: Địa lí nông nghiệp Việt Nam môn Địa lí lớp 12 (trang 9)
Trang 9
Chuyên đề trắc nghiệm: Địa lí nông nghiệp Việt Nam môn Địa lí lớp 12 (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 15 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống