Giáo án Địa lí 12 Bài 22 Vấn đề phát triển nông nghiệp (tiết 2) mới nhất

Tải xuống 5 2.8 K 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Địa lí 12 Bài 22 Vấn đề phát triển nông nghiệp (tiết 2) mới nhất theo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Bài giảng Địa lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp

TIẾT 26. BÀI 22. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP (TIẾP)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

 - Trình bày được sự phát triển, phân bố nông nghiệp (chăn nuôi) thông qua atlat địa lí Việt Nam, bảng số liệu, tư liệu, ...

 - Chứng minh được xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.

 - Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.

  1. Năng lực:

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

  1. Phẩm chất:

 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
  3. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định:

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Kiểm tra bài cũ:

 - Câu hỏi: Phân tích những điều kiện và hiện trạng phát triển ngành trồng cây lương thực của nước ta?

 * Đáp án:

 - Điều kiện:

 + Thuận lợi:

 + Điều kiện tự nhiên: Khí hậu, đất, nước, địa hình...rất thuận lợi.

 + Điều kiện KT - XH: Dân cư có kinh nghiệm SX, có thị trường tiêu thụ lớn, áp dụng KHKT. .

 + Khó khăn: Thiên tai, sâu bệnh.

 - Tình hình sản xuất:

 + Diện tích tăng do mở rộng diện tích, tăng vụ. Năm 2005 giảm do chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng cây khác hoặc nuôi trồng thủy sản...

 + Năng suất tăng đạt hơn 49 tạ/ha (2005);

 + Sản lượng tăng nhanh đạt 36 triệu tấn (2005); Bình quân lương thực/người đạt khoảng 470 kg/người (năm 2005), xuất khẩu: 3 - 4 triệu tấn/năm.

 - Phân bố:

 + Vựa lúa số 1: ĐBSCL, số 2 là ĐBSH...

 + Một số cánh đồng lúa nổi tiếng: Mường Thanh (Điện Biên), Tuy Hòa (Phú Yên)

3.3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

  1. a) Mục đích:HS nhớ lại kiến thức về điều kiện phát triển và phân bố ngành chăn nuôi của nước ta đã học ở bậc THCS.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
  3. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:GV chiếu hình ảnh một số loại vật nuôi của nước ta và yêu cầu HS xác định những loại vật nuôi đó được nuôi phổ biến nhất ở những vùng nào của nước ta?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về ngành chăn nuôi

  1. a) Mục đích:
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:

II. Ngành chăn nuôi:

 - Điều kiện phát triển:

 + Thuận lợi: Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt, dịch vụ giống, thú ý có nhiều tiến bộ.

 + Khó khăn: Giống gia súc, gia cầm năng suất thấp; dịch bệnh…

 - Xu hướng phát triển:

 + Tỉ trọng còn nhỏ nhưng có xu hướng tăng.

 + Đưa ngành chăn nuôi tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa

 + Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp

 + Các sản phẩm không qua giết thịt ngày càng cao.

1. Chăn nuôi lợn và gia cầm.

 - Đàn lợn hơn 27 triệu con (năm 2005), cung cấp trên 3/4 sản lượng thịt các loại.

 - Gia cầm tăng mạnh, với tổng đàn trên 250 triệu con (năm 2003), nhưng do dịch bệnh nên năm 2005 tổng đàn gia cầm còn khoảng 220 triệu con.

 - Tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

2. Chăn nuôi gia súc ăn cỏ.

 - Đàn trâu 2, 9 triệu con, ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (hơn 1/2 đàn trâu cả nước) và Bắc Trung Bộ

 - Bò năm2005 đã là 5, 5 triệu con và có xu hướng tăng mạnh, nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

 - Chăn nuôi bò sữa đã phát triển khá mạnh ở ven TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội… với tổng đàn khoảng 50 nghìn con.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

 + Câu hỏi 1: Điều kiện để phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta?

 + Câu hỏi 2: Xu hướng phát triển ngành chăn nuôi?

 + Câu hỏi 3: Tình hình sản xuất và phân bố ngành chăn nuôi?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.

 + GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

 + Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

  1. a) Mục đích:Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

Câu 1: Chăn nuôi bò sữa ở nước ta hiện nay có xu hướng phát triển mạnh ở khu vực nào sau đây?

  1. Đồng bằng duyên hải. B. Các đồng bằng ven sông.

C.Ven các thành phố lớn.                                         D. Các cao nguyên badan.

Câu 2: Vùng nào có số lượng đàn trâu lớn nhất nước ta?

A.Trung du và miền núi Bắc Bộ.                             B. Đồng bằng sông Hồng.

  1. Bắc Trung Bộ. D. Tây Nguyên.

Câu 3: Nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc lớn ở trung du và miền núi nước ta chủ yếu dựa vào

  1. hoa màu lương thực. B. phụ phẩm thủy sản.
  2. thức ăn công nghiệp. D.đồng cỏ tự nhiên.

Câu 4: Ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng còn thấp trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta, chủ yếu là do

  1. nhu cầu thị trường còn thấp và biến động.
  2. các điều kiện phát triển còn nhiều hạn chế.

C.hiệu quả chưa thật cao và chưa ổn định.           

  1. sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu.

Câu 5: Chăn nuôi lợn phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Hồng do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A.Cơ sở thức ăn đảm bảo và thị trường lớn.         

  1. Lao động dồi dào và giàu kinh nghiệm.
  2. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên thuận lợi.
  3. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật hiện đại.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

  1. a) Mục đích:HS vận dụng kiến thức đã học để giải thích về tình hình phân bố của một loại vật nuôi cụ thể.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

 * Câu hỏi: Vì sao trong những năm gần đây đàn bò sữa được phát triển mạnh xung quanh các thành phố lớn?

 * Trả lời câu hỏi:

Vì ở xung quanh các thành phố lớn có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển đàn bò sữa:

 - Thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn do có dân số đông, nhu cầu sữa tươi cao và ngày càng tăng.

 - Công nghiệp chế biến sữa phát triển.

 - Cơ sở vật chất tốt….

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

3.4. Củng cố, dặn dò:

GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.

3.5. Hướng dẫn về nhà:

 - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng..

- Chuẩn bị bài mới:

 + Tính tốc độ tăng trưởng các cây trồng chính ở nước ta

 + Tính cơ cấu diện tích cây công nghiệp

 

Xem thêm
Giáo án Địa lí 12 Bài 22 Vấn đề phát triển nông nghiệp (tiết 2) mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Địa lí 12 Bài 22 Vấn đề phát triển nông nghiệp (tiết 2) mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Địa lí 12 Bài 22 Vấn đề phát triển nông nghiệp (tiết 2) mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Địa lí 12 Bài 22 Vấn đề phát triển nông nghiệp (tiết 2) mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Địa lí 12 Bài 22 Vấn đề phát triển nông nghiệp (tiết 2) mới nhất (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống