Giáo án Địa lí 12 Bài 22 Vấn đề phát triển nông nghiệp (tiết 1) mới nhất

Tải xuống 6 4.7 K 42

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Địa lí 12 Bài 22 Vấn đề phát triển nông nghiệp (tiết 1) mới nhất theo mẫu Giáo án môn Địa lí chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Địa lí lớp 12. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

 

Bài giảng Địa lí 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp

TIẾT 25. BÀI 22. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

 - Trình bày được sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và sự phát triển, phân bố nông nghiệp (trồng trọt) thông qua atlat địa lí Việt Nam, bảng số liệu, tư liệu, ...

 - Chứng minh được xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.

 - Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.

  1. Năng lực:

 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

 - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

  1. Phẩm chất:

 - Phẩm chất: trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
  3. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

3.1. Ổn định:

Ngày dạy

Lớp

Sĩ số

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Kiểm tra bài cũ:

 * Câu hỏi: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của nước ta?

 * Đáp án:

 - Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong GDP: Tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I. Tỉ trọng KV III khá cao nhưng chưa ổn định. Þ Phù hợp với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH nhưng tốc độ chuyển dịch còn chậm.

 - Sự chuyển dịch trong nội bộ ngành.

 + Ở khu vực I:

 + Xu hướng là giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản.

 + Trong nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm, tỉ trọng của ngành chăn nuôi tăng.

 + Ở khu vực II:

 + Chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp hơn với yêu cầu thị trường và tăng hiệu quả đầu tư.

 + Ngành công nghiệp chế biến có tỉ trọng tăng, công nghiệp khai thác có tỉ trọng giảm.

 + Tăng tỉ trọng của các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và cạnh tranh được về giá cả, giảm các loại sản phẩm chất lượng thấp và trung bình không phù hợp với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

 + Ở khu vực III:

 + Đã có những bước tăng trưởng, nhất là trong lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị.

 + Nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời như: viễn thông, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư...

3.3. Hoạt động học tập:

HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)

  1. a) Mục đích:HS nhớ lại kiến thức về điều kiện phát triển và phân một số loại cây trồng của nước ta đã học ở bậc THCS.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
  3. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  4. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu hình ảnh một số loại cây trồng chủ đạo của nước ta, yêu cầu HS nêu tên của các loại cây. Vận dụng kiến thức để giải thích vì sao nước ta lại trồng được các loại cây đó?

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về ngành trồng trọt

  1. a) Mục đích:HS biết được điều kiện và hiện trạng phát triển một số cây trồng nước ta.
  2. b) Nội dung:HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. Ngành trồng trọt:

 - Ngành trồng trọt hiện nay chiếm gần 75% giá trị sản xuất nông nghiệp.

 - Giá trị sản xuất ngày càng cao do sự phát triển nhanh của ngành trồng trọt.

 - Cơ cấu ngành đa dạng và đang có sự chuyển dịch: Tăng tỉ trọng của cây công nghiệp và rau đậu, giảm tỉ trọng cây lương thực, cây ăn quả và các cây khác. Cây lương thực vẫn chiếm vai trò chủ đạo (chiếm 52, 9% năm 2005).

  1. Sản xuất cây lương thực

Nội dung

Đặc điểm

Vai trò

Đảm bảo lương thực cho hơn 80 triệu dân; cung cấp thức ăn cho chăn nuôi; là mặt hàng xuất khẩu; là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp

Thuận lợi

 - Điều kiện tự nhiên: Khí hậu, đất, nước, địa hình...rất thuận lợi.

 - Điều kiện KT - XH: Dân cư có kinh nghiệm SX, có thị trường tiêu thụ lớn, áp dụng KHKT. .

Khó khăn

Thiên tai, sâu bệnh. .

Tình hình sản xuất

 - Diện tích tăng do mở rộng diện tích, tăng vụ. Năm 2005 giảm do chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng cây khác hoặc nuôi trồng thủy sản...

 - Năng suất tăng đạt hơn 49 tạ/ha (2005);

 - Sản lượng tăng nhanh đạt 36 triệu tấn (2005); Bình quân lương thực/người đạt khoảng 470 kg/người (năm 2005), xuất khẩu: 3 - 4 triệu tấn/năm.

Phân bố

 - Vựa lúa số 1: ĐBSCL, số 2 là ĐBSH...

 - Một số cánh đồng lúa nổi tiếng: Mường Thanh (Điện Biên), Tuy Hòa (Phú Yên)

  1. Sản xuất cây thực phẩm (HS đọc thêm trong SGK)
  2. Sản xuất cây CN và cây ăn quả

Nội dung

Đặc điểm

Vai trò

 - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

 - Giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xuất khẩu

Thuận lợi

 - Khí hậu nhiệt đới, có nhiều loại đất thích hợp phân bố tập trung.

 - Nguồn lao động dồi dào, có mạng lưới cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ rộng. .

 - Được đầu tư mạnh.

Khó khăn

Thị trường bấp bênh, nhiều biến động, chưa đáp ứng được thị trường khó tính.

Tình hình sản xuất

 - Cây công nghiệp tăng cả về diện tích, năng suất, sản lượng (cụ thể từng loại trong sgk)

 - Đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn.

 - Có nhiều loại cây ăn quả

Phân bố

 - Cây công nghiệp lâu năm: Cà phê (Tây Nguyên); Cao su (ĐNB); hồ tiêu (T Nguyên), chè...

 - Cây công nghiệp hàng năm: Mía đường (ĐBSCL); lạc ( BT Bộ); đậu tương...

 - Cây ăn quả: ĐBSCL, Đông Nam Bộ...

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP

Nội dung

Sản xuất cây lương thực

Sản xuất cây CN và cây ăn quả

Vai trò

 

 

Thuận lợi

 

 

Khó khăn

 

 

Tình hình sản xuất

 

 

Phân bố

 

 

 + Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về sản xuất cây lương thực.

 + Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

 + HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 + GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

 + Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

  1. a) Mục đích:Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

Câu 1: Vùng có năng suất lúa lớn nhất nước ta là

  1. đồng bằng sông Cửu Long.
  2. đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ.
  3. đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ.

D.đồng bằng sông Hồng.

Câu 2: Trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt ở nước ta, loại cây trồng chiếm tỉ trọng cao nhất là

A.cây lương thực.                                                       B. cây rau đậu.                

  1. cây công nghiệp. D. cây ăn quả.

Câu 3: Cây công nghiệp ở nước ta có nguồn gốc chủ yếu là

  1. ôn đới. B.nhiệt đới. C. cận nhiệt.                     D. xích đạo.

Câu 4: Vùng chuyên canh cây cao su lớn nhất của nước ta hiện nay là

  1. Tây Nguyên. B.Đông Nam Bộ.
  2. Bắc Trung Bộ. . D. Bắc Trung Bộ.

Câu 5: Vùng trồng cây ăn quả lớn nhất ở nước ta là

  1. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.

C.Đồng bằng sông Cửu Long.                                  D. Bắc Trung Bộ.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

  1. a) Mục đích:HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để đọc bản đồ.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

 * Câu hỏi: Hãy xác định trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) hai đồng bằng lớn của nước ta và các đồng bằng nhỏ hẹp ở Duyên hài miền Trung, một số cánh đồng lúa nổi tiếng ở miền núi, trung du Bắc Bộ và Tây Nguyên?

 * Trả lời câu hỏi:

 - Hai đồng bằng lớn:

 + Đồng bằng sông Hồng.

 + Đồng bằng sông cửu Long.

 - Các đồng bằng nhỏ hẹp ở Duyên hải miền Trung:

 + Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.

 + Đồng bằng Bình - Trị - Thiên.

 + Đồng bằng Nam - Ngãi - Định.

 + Đồng bằng Phú Yên - Khánh Hòa.

 + Đồng bằng Ninh Thuận - Bình thuận.

 - Một số cánh đồng lúa nổi tiếng ở miền núi, trung du Bắc Bộ: Than Uyên, Mường Thanh, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh...

 - Một số cánh đồng lúa nổi tiếng ở Tây Nguyên: An Khê, Krông Păk, Krông Ana...

  1. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

3.4. Củng cố, dặn dò:

GV củng cố bài học bằng sơ đồ hóa kiến thức được chuẩn bị sẵn và trình chiếu, nhấn mạnh các nội dung trọng tâm của bài.

3.5. Hướng dẫn về nhà:

 - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

 - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng..

 - Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu điều kiện và hiện trạng phát triển một số vật nuôi chính ở nước ta.

 

Xem thêm
Giáo án Địa lí 12 Bài 22 Vấn đề phát triển nông nghiệp (tiết 1) mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Địa lí 12 Bài 22 Vấn đề phát triển nông nghiệp (tiết 1) mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Địa lí 12 Bài 22 Vấn đề phát triển nông nghiệp (tiết 1) mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Địa lí 12 Bài 22 Vấn đề phát triển nông nghiệp (tiết 1) mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Địa lí 12 Bài 22 Vấn đề phát triển nông nghiệp (tiết 1) mới nhất (trang 5)
Trang 5
Giáo án Địa lí 12 Bài 22 Vấn đề phát triển nông nghiệp (tiết 1) mới nhất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống