Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 7 Bài 11: Sản xuất và bảo quản giống cây trồng mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
I.Mục tiêu.
- Hiểu được quy trình sản xuất giống cây trồng.
- Biết cách bảo quản hạt giống.
- Rèn kĩ năng quan sát, trình bày sơ đồ.
- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.
- Hình thành ý thức bảo vệ các giống cây trồng nhất là các giống quý, hiếm.
II. Chuẩn bị.
- Sơ đồ sản xuất giống cây trồng bằng hạt.
- Mẫu vật: Giâm, triết, ghép.
- Nghiên cứu cách sản xuất và bảo vệ giống của gia đình, địa phương.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học.
Câu hỏi:
- Giống tốt cần đạt các tiêu chí nào?
- Trình bày các phương pháp chọn tạo giống cây trồng?
Trả lời:
- Giống tốt là giống sinh trưởng tốt trong điều kiện địa phương, chất lượng tốt, năng suất cao ổn định, chống chịu được sâu bệnh hại.
- Các phương pháp chọn tạo giống cây trồng: Phương pháp chọn lọc, phương pháp lai, phương pháp gây đột biến, phương pháp nuôi cấy mô.
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung |
Hoạt động 1 Sản xuất giống cây trồng (28 phút ) |
1. Sản xuất giống cây trồng |
|
a. Sản xuất giống cây trồng bằng hạt |
GV? Sản xuất giống cây trồng nhằm mục đích gì? |
|
GV: Nhận xét chung, kết luận |
- Phục tráng giống là khôi phục lại những đặc tính tốt vốn có của giống |
|
- Quy trình sản xuất giống cây trồng bằng hạt: + Bước 1: Gieo hạt giống đã phục tráng, chọn cây tốt + Bước 2: Hạt các giống cây tốt gieo thành từng dòng, chọn dòng tốt gọi là giống siêu nguyên chủng. + Bước 3: Giống siêu nguyên chủng nhân thành giống nguyên chủng. + Bước 4: Nhân giống nguyên chủng, giống sản xuất đại trà. |
GV? Sản xuất giống bằng hạt thường áp dụng cho các cây nào? |
|
HS: Cây ngũ cốc, họ đậu, một số cây lấy hạt. |
b. Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính |
GV: Cho học sinh quan sát hình 17 SGK trình bày mẫu vật. |
|
HS: Quan sát theo sự hướng dẫn của GV |
|
GV? Thế nào là giâm, triết, ghép. |
|
HS: Trình bày khái niệm giâm, triết ghép. |
|
GV? Sản xuất giống cây trồng bằng nhân giống vô tính thường áp dụng cho các loại cây nào? |
- Một số phương pháp thường dùng là: Giâm cành, ghép mắt, triết cành. |
GV: Kết luận |
+ Giâm cành: Từ một đoạn cành cắt rời khỏi thân cây mẹ, giâm vào đất ẩm, hình thành rễ, phát triển thành cây mới. + Ghép mắt: Lấy mắt ghép, ghép vào mắt của một cây khác. + Triết cành: Bóc một khoanh vỏ của cành, bó đất, ra rễ, cắt khỏi cây mẹ, trồng xuống đất. |
GV? Tại sao giâm cành thường bớt lá, triết cành dùng nilôn bịt kín đầu bầu đất lại? |
|
HS: Giảm bớt thoát hơi nước, giữ ẩm, hạn chế xâm nhập của sâu bệnh |
|
Hoạt động 2. Bảo quản hạt giống cây trồng (8 phút) |
2. Bảo quản hạt giống cây trồng |
HS: Nghiên cứu thông tin |
|
GV? Tại sao phải bảo quản hạt giống? |
|
HS: Không bảo quản chất lượng hạt sẽ giảm và có thể mất khả năng nảy mầm. |
|
GV? Trình bày các điều kiện và phương pháp bảo quản hạt giống? |
|
HS: Trình bày, lớp bổ sung |
|
GV: Nhận xét kết luận |
- Các điều kiện bảo quản hạt giống: + Hạt giống phải đạt tiêu chuẩn: Khô + Nơi cất giữ phải đảm bảo: to, A, kín. + Kiểm tra và xử lý kịp thời trong quá trình bảo quản. - Phương pháp bảo quản: + Có thể bảo quản trong chum, vại, bao, túi kín ở nơi cao ráo, sạch sẽ. + Hoặc bảo quản trong kho lạnh |
GV: Các hạt được bảo quản có hình thức sống tiềm sinh. |
|
HS: Đọc ghi nhớ |
|
- Giống cây trồng có thể nhân bằng ....(1)…….hoặc nhân giống bằng ...(2)…..
- Các hình thức nhân giống vô tính là:...(3)….(4)....(5)……...
- Học và trả lời các câu hỏi SGK
- Nghiên cứu sâu bệnh hại cây trồng
- Mỗi học sinh chuẩn bị một số cành bị gãy, lá bị thủng, lá bị đốm đen, củ bị thối, thân cành bị sần sùi.
*******************************