GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 7 BÀI 1: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT MỚI NHẤT - CV5512

Tải xuống 9 1.9 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 7 BÀI 1: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT MỚI NHẤT - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

PHẦN 1: TRỒNG TRỌT

CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT

  • MỤC TIÊU CHƯƠNG.
  1. Kiến thức.
  • Biết vai trò và nhiệm vụ của cây trồng.
  • Biết khái niệm về đất trồng và thành phần cơ giới của đất.
  • Biết các tính chất của đất trồng.
  • Biết cách sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất.
  • Biết tác dụng của phân bón trong trồng trọt.
  • Biết vai trò của giống và cahs chọn tạo giống cây trồng.
  • Biết cách phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.
  1. Kĩ năng.
  • cải tạo được một số loiạ đất, bảo vệ đất không bị bạc màu.
  • Sử dụng và bảo quản được đúng kĩ thuật một số loiạ phân bón thông dụng.
  • Phòng trừ được một số loiạ sâu bệnh hại cây trồng.
  1. Thái độ.

      - Coi trọng việc sản xuất trồng trọt.

     - Có trách nhiệm áp dụng biện pháp kỹ thuật để tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt.

     - Có ý thức bảo vệ, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất.

- có ý thức giữ gìn vệ sinh trong sản xuất nông nghiệp.

  1. Năng lực hướng tới

Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

BÀI 1: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
  2. Kiến thức

      - Trình bày được các vai trò của trồng trọt đối với đời sống của con người, lấy được VD minh hoạ.

      - Trình bày  được các vai trò của trồng trọt đối với việc phát triển ngành chăn nuôi, ngành công nghiệp chế biến, ngành thương mại, lấy được VD minh hoạ.

      - Trình bày và giải thích được các biện pháp thực hiện nhiệm vụ tăng số lượng sp trồng trọt, tăng chất lượng sp trồng trọt.

      - Trình bày được k/n đất trồng.

      - Trình bày được vai trò của đất đ/v sự tồn tại, phát triển của cây trồng.

      - Trình bày các thành phần của đất trồng và phân biệt được các thành phần đó về mặt trạng thái, nguồn gốc, vai trò đ/v cây trồng.

  1. Kĩ năng.

      - Trình bày được các nhiệm vụ cơ bản của ngành trồng trọt là tạo được sp ngày càng nhiều, ngày càng có chất lượng tốt để cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho nhân dân, dự trữ lương thực, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu phát triển ngành công nghiệp thực phẩm và có nhiều hàng hoá tốt xuất khẩu.

  1. Thái độ.

      - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.

  1. Năng lực, phầm chất hướng tới

- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

  1. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
  2. Phương pháp

PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

  1. Kĩ thuật dạy học

Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ

III. CHUẨN BỊ

     -  Chuẩn bị của Thầy: SGK, TLTK, mô hình.

          Bảng phụ, sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.

     - Chuẩn bị củaTrò: dụng cụ học tập, nghiên cứu bài và trả lời các câu hỏi.

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. Tổ chức.

2.Kiểm tra bài cũ

          Xen trong giờ.

  1. Bài mới

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu:    Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Phương pháp dạy học:   thông qua kênh hình bằng TVHD.GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp.

Định hướng phát triển năng lực:  giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức

 

 

Hàng ngày mỗi ng phải sd đến lương thực thực phẩm. Để có nhiều thực phẩm như thịt, sữa, trứng, cần phải có nhiều sp từ thực vật, muốn có nhiều sp từ thực  vật phải có trồng trọt, muốn trồng rọt thì phải có đất trồng. Như vậy trồng trọt đã có vai trò ntn ? Và có nhiệm vụ gì đối với sự phát triển của XH và đời sống con ng ?. Ta vào tiết học hôm nay : ‘Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt. Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng ‘

 

 

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu:       - Vai trò của trồng trọt đối với đời sống của con người, lấy được VD minh hoạ.

      - Vai trò của trồng trọt đối với việc phát triển ngành chăn nuôi, ngành công nghiệp chế biến, ngành thương mại, lấy được VD minh hoạ.

      - Các biện pháp thực hiện nhiệm vụ tăng số lượng sp trồng trọt, tăng chất lượng sp trồng trọt.

      - K/n đất trồng.

      - Vai trò của đất đ/v sự tồn tại, phát triển của cây trồng.

      - Các thành phần của đất trồng và phân biệt được các thành phần đó về mặt trạng thái, nguồn gốc, vai trò đ/v cây trồng.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực:   giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực:   giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

 

 

          Hoạt động của gv

Hoạt động của học sinh

Nội dung

 

_ Giáo viên giới thiệu hình 1 SGK và Trình bày  câu hỏi:

+ Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế? Nhìn vào hình 1 hãy chỉ rõ: hình nào là cung cấp lương thực, thực phẩm…?

 

_ Giáo viên giải thích hình để học sinh rõ thêm về từng vai trò của trồng trọt.

_ Giáo viên giảng giải cho Học sinh hiểu thế nào là cây lương thực, thực phẩm, cây nguyên liệu cho công nghiệp:

+ Cây lương thực là cây trồng cho chất bột như: lúa, ngô, khoai, sắn,…

+ Cây thực phẩm như rau, quả,…

+ Cây công nghiệp là những cây cho sản phẩm làm nguyên liệu trong công nghiệp chế biến như: mía, bông, cà phê, chè,…

_ Giáo viên yêu cầu học sinh hãy kể một số loại cây  lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp trồng ở địa phương.

_ Giáo viên nhận xét, ghi bảng.

_ Học sinh lắng nghe và trả lời:

à Vai trò của trồng trọt là:

_ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.(hình a)

_ Cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi.(hình b)

_ Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. (hình c)

_ Cung cấp nông sản xuất khẩu. (hình d)

_ Học sinh lắng nghe.

 

 

_ Học sinh lắng nghe.

 

 

 

 

 

_ Học sinh cho ví dụ.

 

 

_ Học sinh ghi bài.

I. Vai trò của trồng trọt:

   Trồng trọt cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu.

 

_ Yêu cầu học sinh chia nhóm và tiến hành thảo luận để xác định nhiệm vụ nào là nhiệm vụ của trồng trọt?

+ Tại sao nhiệm vụ 3,5 không phải là nhiệm vụ trồng trọt?

_ Giáo viên giảng rõ thêm về từng nhiệm vụ của trồng trọt.

_ Tiểu kết, ghi bảng

_ Học sinh chia nhóm, thảo luận và trả lời:

à Đó là các nhiệm vụ 1,2,4,6.

à Vì trong trồng trọt không cung cấp được những sản phẩm đó:

+ Nhiệm vụ 3: Thuộc lĩnh vực chăn nuôi.

+ Nhiệm vụ 5: Thuộc lĩnh vực lâm nghiệp.

_ Học sinh lắng nghe.

_ Học sinh ghi bài.

II. Nhiệm vụ của trồng trọt:

   Nhiệm vụ của trồng trọt là đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

 

_  Giáo viên yêu cầu học sinh theo nhóm cũ, quan sát bảng và hoàn thành bảng.

_ Học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành bảng.

_ Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung

III. Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì?

 

 

_ Yêu cầu Trình bày  được:

+ Khai hoang, lấn biển: tăng diện tích đất canh tác.

+ Tăng vụ trên đơn vị diện tích: tăng sản lượng nông sản.

+ Áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật trồng trọt: tăng năng suất cây trồng.

_ Học sinh lắng nghe.

à Có ý nghĩa là sản xuất ra nhiều nông sản cung cấp cho tiêu dùng.

à Không phải vùng nào ta cũng sử dụng  được 3 biện pháp đó vì mỗi vùng có điều kiện khác nhau.

_ Học sinh ghi bài

   Các biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt là  khai hoang, lấn biển, tăng vụ trên đơn vị diện tích và áp dụng  các biện pháp kĩ thuật tiên tiến

 

Một số biện pháp

Mục đích

 

_ Khai hoang, lấn biển.

_ Tăng vụ trên đơn vị diện tích.

_ Áp dụng đúng biện pháp kĩ thuật trồng trọt.

 

 

 

 

_  Giáo viên nhận xét.

+ Sử dụng các biện pháp trên có ý nghĩa gì?

+ Có phải ở bất kỳ vùng nào ta cũng sử dụng các biện pháp đó không? Vì sao?

_ Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng.

 

 

 

HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:  Đưa tình huống

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, giải quyết tình huống

 

GV giao nhiệm vụ cho học sinh:

Câu hỏi tình huống:

Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế?

Bạn Hạnh đã trả lời là:

- Tạo ra nhiều lúa, ngô, bắp cải,…

- Tạo nhiều dứa, lê mang về nhà máy…

- Tạo ra được nhiều bò, lợn, gà…

- Tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu…

Em hãy cho biết bạn Hạnh trả lời sai ở những ý nào. Theo em vì sao bạn Hạnh trả lời sai như vậy?

Hướng dẫn:

- Bạn Hạnh trả lời sai ở ý sau:

   + Tạo ra nhiều lúa, ngô, bắp cải vì chưa hiểu ý của hình 1 mà lại liệt kê những sản phẩm cụ thể, chưa nêu khái quát mà ý của hình là tạo ra nhiều lương thực, thực phẩm.

   + Tạo nhiều dứa, lê mang về nhà máy vì hiểu sai như ý trên.

   + Tạo ra được nhiều bò, lợn, gà là vai trò của Chăn nuôi, không phải của Trồng trọt.

- Nguyên nhân cơ bản của sai lầm nêu trên là chưa khái quát để hiểu đúng ý diễn đạt của hình. (Học sinh phải hiểu và kết luận được mỗi hình nhỏ trong hình 1 diễn đạt điều gì, rồi khái quát để thấy được vai trò của Trồng trọt).

 

 

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:  dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực:     giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo

 

Liên hệ địa phương:

Giả sử địa phương em chuyển phần lớn diện tích đất nông nghiệp sang làm công nghiệp, chỉ còn ít diện tích làm nông nghiệp, mà dân số vẫn đông, thì theo em có biện pháp gì để khắc phục tình trạng mất diện tích nông nghiệp mà nhiệm vụ trồng trọt vẫn thực hiện được?

 

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

 

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

 

                   
  1. Hướng dẫn về nhà:

  - Học kỹ câu hỏi SGK.

  - Đọc tr­ước bài 3 : “Một số tính chất chính của  đất trồng”.

 

Xem thêm
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 7 BÀI 1: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT MỚI NHẤT - CV5512 (trang 1)
Trang 1
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 7 BÀI 1: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT MỚI NHẤT - CV5512 (trang 2)
Trang 2
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 7 BÀI 1: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT MỚI NHẤT - CV5512 (trang 3)
Trang 3
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 7 BÀI 1: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT MỚI NHẤT - CV5512 (trang 4)
Trang 4
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 7 BÀI 1: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT MỚI NHẤT - CV5512 (trang 5)
Trang 5
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 7 BÀI 1: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT MỚI NHẤT - CV5512 (trang 6)
Trang 6
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 7 BÀI 1: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT MỚI NHẤT - CV5512 (trang 7)
Trang 7
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 7 BÀI 1: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT MỚI NHẤT - CV5512 (trang 8)
Trang 8
GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 7 BÀI 1: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT MỚI NHẤT - CV5512 (trang 9)
Trang 9
Tài liệu có 9 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống