Giáo án Công Nghệ 7 Bài 13: Phòng trừ sâu bệnh hại mới nhất

Tải xuống 5 2.1 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 7 Bài 13: Phòng trừ sâu bệnh hại mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

BÀI 13: PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI

I. Mục tiêu.

  1. Kiến thức.

- Học sinh hiểu được những nguyên tắc và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại.

- Biết vận dụng những hiểu biết đã  học vào công việc phòng trừ sâu bệnh tại vườn trường hoặc gia đình.

  1. Kĩ năng.

- Rèn luyện kĩ năng quan sát.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

  1. Thái độ.

- Hình thành ý thức bảo vệ cây trồng, đồng thời bảo vệ môi trường.

II. Chuẩn bị.

  1. Giáo viên.

Sử dụng hình 21, 22, 23 sgk

  1. Học sinh.

Kẻ bảng trang 31 SGK vào vở bài tập

III. Tiến trình tổ chức dạy - học.

  1. Ổn định tổ chức lớp-Kiểm tra sĩ số
  2. Kiểm tra bài cũ.(4 phút )

Câu hỏi: Nêu tác hại và dấu hiệu của cây trồng khi bị sâu bệnh phá hại.

Trả lời: Cây trồng bị bệnh, sâu phá hoại sinh trưởng phát triển kém, năng suất, chất lượng giảm dấu hiệu: Lá biến dạng, quả, gãy cành, thối củ, thân cành sần sùi. Màu sắc: Trên lá, quả có đốm đen, nâu, vàng. Trạng thái: Cây bị héo rũ.

  1. Bài mới.

Hoạt động 1 Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại (6 phút)

GV:cho h/s đọc thông tin sgk, yêu cầu trả lời câu hỏi.

 Nêu nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại?

HS: trả lời

HS khác bổ sung

GV: nhận xét chốt lại kiến thức

 

GV? Tại sao lại lấy nguyên tắc phòng là chính?

HS: Vì có lợi cho trồng trọt: ít tốn công, cây sinh trưởng tốt, sau bệnh ít giá thành thấp

 

1. Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại

 

 

 

- Phòng là chính

- Trừ sớm kịp thời, nhanh chóng và triệt để.

- Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ.

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2 Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại (28 phút)

GV: Yêu cầu hs thảo luận nhóm hoàn thành bảng trong sgk tr31.

HS: Thảo luận nhóm(3 phút )

GV: gọi đại diện 1-2 nhóm báo cáo kết quả thao luận.

HS: đại diện nhóm báo cáo nhóm khác nhân xét bổ sung.

GV: chốt lại kiến thức.

 

2. Các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại

a. Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại.

 

 

 

 

 

 

 

Vệ sinh đồng ruộng làm đất: trừ mầm mống sâu bệnh nơi ẩn náu.

Gieo trồng đúng thời vụ: Để tránh thời kỳ sâu bệnh phát sinh mạnh.

Chăm sóc kịp thời bón phân hợp lý: tăng sức chống chịu sâu, bệnh cho cây.

Luân canh: Làm thay đổi điều kiện sống và nguồn thức ăn của sâu, bệnh.

Sử dụng giống chống sâu, bệnh: Ngăn cản sự có mặt của sâu, bệnh hại.

b. Biện pháp thủ công

GV: Yêu cầu h/s đọc thông tin và trả lời câu hỏi. Biện pháp thủ công là gì?

Là biện pháp dùng tay bắt sâu, ngắt bỏ nhữnh cành lá bị bệnh hay dùng vợt, bẫy đèn, bả độc để diệt sâu, bệnh.

HS: Trả lời lớp bổ sung.

Ưu điểm: Đơn giản dễ thực hiện, có hiệu quả khi mới có sâu, bệnh.

GV? Nêu ưu nhược điểm của biện pháp phòng trừ thủ công?

Nhược điểm: Hiệu quả thấp, tốn công.

HS: Trả lời lớp bổ sung.

 

GV: Chốt lại kiến thức.                                                                

 

 

c. Biện pháp hoá học.

GV: Cho h/s đọc thông tin và quan sát hình 22 SGK.Nêu ưu nhược điểm của biện pháp hoá học?

Là dùng một số loại thuốc hoá học để diệt trừ sâu, bệnh hại.

HS: Đọc thông tin và trả lời.

Ưu điểm: Diệt sâu bệnh nhanh, ít tốn công.

GV: Nhận xét chốt lại kiến thức.

Nhược điểm: Gây độc cho cây trồng, vật nuôi, con người, làm ô nhiễm môi trường.

GV: Lấy ví dụ phân tích tính độc hại của dùng thuốc hoá học: gây hiện tượng kháng thuốc, gây ngộ độc.

 

HS: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. Cần làm gì để khắc phục các nhược điểm trên?

 

HS: Trả lời

 

GV: Nhận xét chốt lại kiến thức.

Sử dụng đúng loại thuốc, nồng độ, liều

 

 lượng. Phun đúng kĩ thuật. Khi tiếp xúc với thuốc phải thực hiện nghiêm yêu cầu về an toàn lao động.

 

d. Biện pháp sinh học

GV: Yêu cầu h/s đọc thông tin và trả lời câu hỏi. Biện pháp sinh học là gì?

 

HS: Trả lời khái niệm.

 

GV: Nhận xét giảng giải ưu nhược điểm.

Là sử dụng một số loài sinh vật và chế phẩm sinh học để tiêu diệt sâu hại.

 

Hiệu quả cao không gây ô nhiễm.

 

e. Biện pháp kiểm dịch thực vật

GV: Cho h/s đọc thông tin. Biện pháp kiểm dịch thực vật là gì?

 

HS: Trả lời.

 

GV: Nhận xét ? Tác dụng của biện pháp kiểm dịch thực vật là gì?

 

HS: Trả lời lớp bổ xung.

 

GV: Chốt lại kiến thức.

Là kiểm tra, xử lí những sản phẩm nông, lâm khi xuất, nhập khẩu hoặc vận chuyển từ vùng này sang vùng khác.

 

Tác dụng: Ngăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh hại nguy hiểm.

         

  1. Củng cố (5 phút).

 - Câu hỏi 1: Vì sao sử dụng biện pháp canh tác lại được coi là biện pháp phòng, trừ sâu, bệnh hại?

 - Câu hỏi 2: Trong các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại biện pháp nào có hiệu quả và phù hợp nhất? Tại sao?

  1. Hướng dẫn học ở nhà( 1 phút ).

 - HS về học bài và đọc phần có thể em chưa biết ở cuối bài.

 - Mỗi nhóm học sinh chuẩn bị 3 mẫu đất: Đất cát, đất thịt, đất sét.

 

Xem thêm
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 13: Phòng trừ sâu bệnh hại mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 13: Phòng trừ sâu bệnh hại mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 13: Phòng trừ sâu bệnh hại mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 13: Phòng trừ sâu bệnh hại mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 13: Phòng trừ sâu bệnh hại mới nhất (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống