Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 7 Bài 12: Sâu bệnh hại cây trồng mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 12: SÂU BỆNH HẠI CÂY TRỒNG
I. Mục tiêu.
- Học sinh biết được tác hại của sâu, bệnh.
- Nêu được khái niệm về côn trùng, bệnh cây.
- Nhận biết được và phân biệt được sâu, bệnh gây hại qua dấu hiệu biểu hiện trên cây trồng và đối tượng gây ra.
- Hình thành cho học sinh kỹ năng quan sát tìm tòi
Có ý thức bảo vệ côn trùng có lợi, bảo vệ mùa màng, cân bằng sinh thái
II. Chuẩn bị.
- Tranh vẽ các hình 18, 19 trang 28 và hình 20 trang 29.
- Sưu tầm các mẫu sâu bệnh sống ...
- Một số loại sâu bệnh, côn trùng
III. Tiến trình tổ chức dạy - học.
- Sản xuất giống cây trồng bằng hạt được tiến hành theo trình tự nào?
Hoạt động 1. Tác hại của sâu, bệnh (10 phút ) Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung I trong SGK trang 28. Một học sinh đọc thông tin. GV?: Sâu bệnh có ảnh hưởng như thế nào đối với cây trồng? HS: Làm giảm năng suất chất lượng cây trồng GV nhật xột chốt lại kiến thức. Hoạt động 2. Khái niệm về côn trùng và bệnh cây (18 phút ) GV?: Hãy kể tên 1 số côn trùng mà em biết? HS: Cào cào, châu chấu, ong, kiến vàng,… GV?: Nếu đặc điểm chung của các loại côn trùng này? HS: Là loài chân khớp, có 3 đôi chân, cơ thể chia: Đầu, ngực, lưng rõ rệt. GV nhận xột kết luận
GV treo tranh hình 18, 19 SGK. GV?: Biến thái của côn trùng là gì? HS quan sát và trả lời: Là sự thay đổi cấu tạo, hình thái. GV?: Sự khác nhau giữa biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn? HS: GV nhận xét chốt lại kiến thức GV?: Nêu các giai đoạn phá hoại của côn trùng? HS: Côn trùng kiểu biến thái hoàn toàn phá hoại mạnh nhất ở giai đoạn sâu non. Kiểu biến thái không hoàn toàn phá hoại giai đoạn sâu trưởng thành.
GV cho học sinh quan sát hình vẽ 1 số biểu hiện bị bệnh của cây. GV?: Cây bị bệnh có biểu hiện thế nào? HS: Hình dạng, sinh lý không bình thường GV kết luận bệnh cây Hoạt động 3 Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu bệnh phá hoại.( 7 phút ) GV cho HS quan sát hình 20 SGK GV?: Những cây bị sâu, bệnh phá hại thường có biểu hiện gì? HS: Biểu hiện màu sắc, hình thái, trạng thái. |
1. Tác hại của sâu, bệnh Sâu bệnh có ảnh hưởng xấu đến đời sống cây trồng. Cây trồng bị bệnh, sâu phá hoại sinh trưởng phát triển kém, năng suất, chất lượng giảm
2. Khái niệm về côn trùng và bệnh cây a. Khái niệm về côn trùng
Là loài chân khớp, cơ thể chia làm 3 phần: Đầu, ngực, bụng. Mang 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh đầu có 1 đôi râu đóf là côn trùng (sâu bọ).
Biến thái của côn trùng là sự thay đổi cấu tạo, hình thái của côn trùng trong vòng đời. Khác nhau: Biến thái không hoàn toàn không trải qua giai đoạn nhộng
b. Khái niệm bệnh cây
Bệnh cây là trạng thái không bình thường về chức năng sinh lý, cấu tạo và hình thái của cây dưới tác dụng của vi sinh vật và điều kiện sống không thuận lợi.
3. Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu bệnh phá hoại. Cấu tạo hình thái: Biến dạng lá, quả, gãy cành, thối củ, thân cành sần sùi. Màu sắc: Trên lá, quả có đốm đen, nâu, vàng. Trạng thái: Cây bị héo rũ. |
- Nêu tác hại của sâu, bệnh?
- Trình bày khái niệm côn trùng, bệnh cây? So sánh tác hại của sâu hại và bệnh hại, cho ví dụ?
- Học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Tìm hiểu các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại ở địa phương