Giáo án Công Nghệ 7 Bài 3: Một số tính chất chính của đất trồng mới nhất - CV5512

Tải xuống 7 1.5 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 7 Bài 3: Một số tính chất chính của đất trồng mới nhất - CV5512. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

BÀI 3: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

  1. Kiến thức

      - Trình bày được thành phần cơ giới của đất

      - Trình bày  được các trị số pH của đất chua, đất kiềm và đất trung tính

      - Trình bày được khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất

      - Trình bày được k/n độ phì nhiêu của đất, Trình bày  được vai trò độ phì nhiêu của đất đ/v năng suất cây trồng.

  1. Kĩ năng

      - Xác định được thành phần cơ giới và độ pH của đất bằng p2 đơn giản.

  1. Thái độ

      - Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường đất

      - Có ý thức cải tạo độ pH của đất

      - Có ý thức bảo vệ, làm cho đất trồng luôn có độ phỡ nhiờu, đảm bảo cho sx

      - Có ý thức tham gia cựng gia đỡnh trong việc sử dụng hợp lớ, bảo vệ, cải tạo đất vườn, đất đồi nhằm đảm bảo độ phỡ nhiờu và bảo vệ mụi trường

  1. Năng lực, phầm chất hướng tới

      - Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

      - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT

  1. Phương pháp

      - PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

  1. Kĩ thuật dạy học

     - Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ

III. CHUẨN BỊ

      -  Chuẩn bị của Thầy: Giáo án, tranh ảnh liên quan đến bài dạy.

      - Chuẩn bị củaTrò : dụng cụ học tập, nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
  2. Tổ chức.
  3. Kiểm tra bài cũ :

? Đất trồng là gì ? Đất trồng có vai trò nh­ thế nào đối với đời sống của cây.

Hs : Trả lời câu hỏi.

Gv : nhận xét và cho điểm.

3.Bài mới.

      

HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)

Mục tiêu:    Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

Phương pháp dạy học:  Nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực: lực nhận thức, giải quyết vấn đề, tư duy

GV thực hiện thí nghiệm:

 

HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức

Mục tiêu: - Thành phần cơ giới của đất

      - các trị số pH của đất chua, đất kiềm và đất trung tính

      - khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng của đất

      - độ phì nhiêu của đất, Trình bày  được vai trò độ phì nhiêu của đất đ/v năng suất cây trồng.

Phương pháp dạy học:  Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.

Định hướng phát triển năng lực:   giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

 

_ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục II  và hỏi:

+ Người ta dùng độ pH để làm gì?

+ Trị số pH dao động trong phạm vi nào?

+ Với giá trị nào của pH thì đất được gọi là đất chua, đất kiềm, đất trung tính?

+ Em hãy cho biết tại sao người ta xác định độ chua, độ kiềm của đất nhằm mục đích gì?

_ Giáo viên sửa, bổ sung và giảng:

    Biện pháp làm giảm độ chua của đất là bón vôi kết hợp với thủy lợi đi đôi với canh tác hợp lí.

_ Tiểu kết, ghi bảng.

_ Học sinh đọc thông tin và trả lời:

à Dùng để đo độ chua, độ kiềm của đất.

à Dao động từ 0 đến 14.

 

à Với các giá trị:

+ Đất chua: pH<6,5.

+ Đất kiềm: pH> 7,5.

+ Đất trung tính: pH = 6,6 -7,5.

à Để có kế hoạch sử dụng và cải tạo đất. Vì mỗi loại cây trồng  chỉ sinh trưởng, phát triển  tốt trong một phạm vi pH nhất định.

_ Học sinh lắng nghe.

 

 

_ Học sinh ghi bài.

II. Độ chua, độ kiềm của đất:

    Độ pH dao động từ 0 đến 14.

    Căn cứ vào độ pH người ta chia đất thành đất chua, đất kiềm và đất trung tiùnh.

+ Đất chua có pH < 6,5.

+ Đất kiềm có pH > 7,5.

+ Đất trung tính có  pH= 6,6 -7,5.

 

 

_ Yêu cầu 1 học sinh đọc to thông tin mục III SGK.

_ Yêu cầu học sinh chia nhóm, thảo luận và hoàn thành bảng.

_ Học sinh đọc to.

 

_ Học sinh thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời và nhóm khác bổ sung.

III. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất:

  Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng. Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé và càng chứa nhiều mùn khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng cao.

 

 

 

 

Đất

Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng

 

Tốt

Trung bình

Kém

 

Đất cát

Đất thịt

Đất sét

 

 

X

 

 

 

 

X

 

X

 

 

Giáo viên nhận xét và hỏi:

+ Nhờ đâu mà đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng?

 

+ Sau khi hoàn thành bảng các em có nhận xét gì về đất?

_  Giáo viên giảng thêm:

   Để giúp tăng khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng người ta bón phân nhưng tốt nhất  là bón nhiều phân hữu cơ.

_ Tiểu kết, ghi bảng.

_ Học sinh lắng nghe và trả lời:

à Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng.

à Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé, đất càng chứa nhiều mùn thì khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.

_ Học sinh lắng nghe.

 

 

 

 

 

_ Học sinh ghi bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

_ Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục IV. SGK và hỏi:

+ Theo em độ phì nhiêu của đất là gì?

 

 

 

+ Ngoài độ phì nhiêu còn có yếu tố nào khác quyết định năng suất cây trồng không?

_ Giáo viên giảng thêm cho học sinh:

  Muốn nâng cao độ phì nhiêu của đất cần phải: làm đất đúng kỹ thuật, cải tạo và sử dụng đất hợp lí, thực hiện chế độ canh tác tiên tiến.

_ Giáo viên chốt lại kiến thức, ghi bảng.

_ Học sinh đọc thông tin và trả lời:

 

à Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi, chất dinh dưỡng cho cây trồng bảo đảm  được năng suất cao, đồng thời không chứa các chất độc hại cho cây.

à Còn cần các yếu tố khác như: giống tốt, chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi.

_ Học sinh lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

_ Học sinh ghi bài.

IV. Độ phì nhiêu của đất là gì?

    Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi, chất dinh dưỡng cho cây trồng bảo đảm  được năng suất cao, đồng thời không chứa các chất độc hại cho cây.

    Tuy nhiên muốn có năng suất cao thì ngoài độ phì nhiêu còn cần phải chú ý đến các yếu tố khác như: Thời tiết thuận lợi, giống tốt và chăm sóc tốt.

 

HOẠT ĐỘNG 3:  Hoạt động luyện tập (10')

Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học

Phương pháp dạy học:  Giao bài tập

Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.

GV giao nhiệm vụ cho học sinh làm bài tập củng cố:

C1: Phân loại đất thành đất cát, đất sét hay đất chua, đất kiềm là dựa trên cơ sở nào? Mỗi loại đất kể trên có đặc điểm gì?

C2: Trình bày những tính chất của đất trồng. Nắm vững tính chất của đất trồng có ý nghĩa gì? Con người có thể làm thay đổi được tính chất của đất trồng không? Cho ví dụ. Thành phần của đất trồng sẽ chi phối tính chất của đất trồng như thế nào?

 

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)

Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập

Phương pháp dạy học:  dạy học nêu và giải quyết vấn đề

Định hướng phát triển năng lực:     giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo

Câu hỏi liên hệ:

Ở gia đình hoặc địa phương em đã áp dụng những biện pháp làm thay đổi được tính chất của đất trồng để phục vụ cho sản xuất?

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học:  Giao nhiệm vụ

Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề

Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học

Sưu tầm một số loại đất: đất cát, đất sét, đất thịt

                     
  1. H­ướng dẫn về nhà.

     - Học kỹ các câu hỏi sách giáo khoa.

 

Xem thêm
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 3: Một số tính chất chính của đất trồng mới nhất - CV5512 (trang 1)
Trang 1
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 3: Một số tính chất chính của đất trồng mới nhất - CV5512 (trang 2)
Trang 2
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 3: Một số tính chất chính của đất trồng mới nhất - CV5512 (trang 3)
Trang 3
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 3: Một số tính chất chính của đất trồng mới nhất - CV5512 (trang 4)
Trang 4
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 3: Một số tính chất chính của đất trồng mới nhất - CV5512 (trang 5)
Trang 5
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 3: Một số tính chất chính của đất trồng mới nhất - CV5512 (trang 6)
Trang 6
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 3: Một số tính chất chính của đất trồng mới nhất - CV5512 (trang 7)
Trang 7
Tài liệu có 7 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống