Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 7 Bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
- Giúp học sinh hiểu được vì sao phải sử dụng đất hợp lý
- Biết được các biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất.
- Rèn cho học sinh kỹ năng quan sát, phân tích, giải thích
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
- Hình 3, 4, 5 SGK
- Phiếu học tập trang 15 (Bảng: Biện pháp cải tạo đất, mục đích, áp dụng cho loại đất)
- Kẻ phiếu: Biện pháp sử dụng đất và mục đích (Bảng trang 14), Bảng trang 15 SGK
III. Tiến trình tổ chức dạy - học.
Câu hỏi: Thành phần cơ giới của đất là gì? Làm thế nào để xác định được độ chua, độ kiềm, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất?
Trả lời: Thành phần cơ giới của đất là tỷ lệ % các hạt cát, limon, sét trong đất. Xác định độ chua, độ kiềm bằng độ pH (dùng giấy quỳ) thí nghiệm cho nước chảy qua đất để xác định khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng.
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung |
Hoạt động 1.Vì sao phải sử dụng đất hợp lý (12 phút) |
1. Vì sao phải sử dụng đất hợp lý |
HS: Nghiên cứu thông tin I SGK |
|
GV? Em có nhận xét gì về mức tăng dân số hiện nay và diện tích đất? |
|
HS: Dân số tăng, diện tích đất trồng có hạn |
|
GV? Dân số tăng có tác động như thế nào tới đất trồng? |
|
HS: Dân số tăng, nhu cầu lương thực,
thực phẩm tăng, nhu cầu sử dụng đất tăng |
|
GV? Vì sao phải sử dụng đất hợp lý |
F- Sử dụng đất hợp lý để tăng năng suất cây trồng và duy trì độ phì nhiêu của đất |
HS: Để đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho con người |
- Các biện pháp sử dụng đất gồm: |
GV: Yêu cầu HS hoàn thành bảng trang 14 SGK |
+Thâm canh tăng vụ |
HS: Điền mục đích theo bảng |
+ Không bỏ đất hoang |
GV: Gọi 1 - 2 HS đọc kết quả |
+ Chọn cây trồng phù hợp với từng loại đất |
HS: Đọc kết quả, lớp bổ sung |
+ Vừa sử dụng, vừa cải tạo đất |
GV: Kết luận: F |
|
Hoạt động 2 Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất (23 phút) |
|
HS: Nghiên cứu thông tin mục II quan sát hình 3, 4, 5 SGK |
|
GV: Chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận trong 8 phút hoàn thành bảng trang 15 SGK |
|
HS: Thảo luận nhóm (8 phút) |
|
- Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm |
|
- Thảo luận nhóm, nêu ý kiến, thống nhất nội dung cần điền |
2. Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất |
- Thư ký ghi kết quả thảo luận của nhóm vào phiếu học tập. |
|
- Cử đại diện chịu trách nhiệm báo cáo kết quả của nhóm |
|
GV: Cho các nhóm trao đổi chéo phiếu học tập. Treo bảng kiến thức chuẩn có thang điểm yêu cầu các nhóm chấm điểm nhóm bạn. |
|
HS: Báo cáo điểm từng nội dung của nhóm bạn |
|
GV: Nhận xét chung yêu cầu HS hoàn chỉnh kiến thức theo bảng kiến thức chuẩn |
|
Biện pháp cải tạo đất |
Mục đích |
Áp dụng cho loại đất |
Cày sâu bừa kỹ bón phân hữu cơ |
Tăng bề dày lớp đất trồng |
Tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng |
Làm ruộng bậc thang |
Hạn chế dòng chảy, hạn chế xói mòn, rửa trôi |
Đất dốc (đồi, núi) |
Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh |
Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi |
Đất dốc và các vùng khác cần cải tạo |
Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên |
Thau chua, rửa mặn, xổ phèn |
Đất mặn, đất phèn |
Bón (vôi) phân |
Bổ sung chất dinh dưỡng cho đất |
Đất phèn |
- Vì sao phải cải tạo đất? Người ta dùng những biện pháp nào để cải tạo đất?
- Đúng hay sai:
- Học và trả lời câu hỏi cuối bài
- Kẻ sơ đồ 2 và bảng nhóm phân bón, loại phân bón vào vở bài tập.
..………………………………………………………………………………….. ..………………………………………………………………………………….. ..…………………………………………………………………………………..