Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 7 Bài 8: Thực hành nhận biết một số loại phân hóa học thông thường mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
*KT: - Phân biệt được một số loại phân bón thường dùng.
*KN: - Thực hành đúng thao tác trong từng bước của quy trình.
Rèn kỹ năng quan sát, phân tích và ý thức đảm bảo an toàn lao động và bảo vệ môI trường.
*TĐ: - Rèn luyện tính chính xác, khoa học trong học tập
- GV: Một số mẫu phân hóa học, ống nghiệm, cồn, than củi, thì nhỏ, nước sạch, bật lửa
- HS: Một số mẫu phân hóa học
III. Tiến trình dạy học
Kiểm tra sĩ số lớp:
HĐ 1: Hướng dẫn ban đầu. ( 10’)
* Mục tiêu: HS nắm được các yêu cầu cần phải thực hiện trong phần hướng dẫn và cả bài
* Đồ dùng: Mẫu đất và các dụng cụ
HĐ của GV- HS |
Nội dung |
- Giáo viên nêu mục tiêu bài TH HS nghe và hiểu rằng: Sau khi làm thí nghiệm HS phải phân biệt được các loại phân bón thông thường
- Nêu quy tắc an toàn khi TH và đảm bảo VSMT. - GV hướng dẫn quy trình TH: 1. Phân biệt nhóm phân hòa tan và nhóm phân bón ít hoặc không tan. B1. Lấy lượng phân bón bằng hạt ngô cho vào ống nghiệm. B2. Cho 10 – 15 ml nước sạch vào và lắc đều, mạnh (10p) B3. Để lắng 1-3 phút để quan sat mức độ hòa tan. + Nếu thấy tan hoàn toàn thì đó là phân đạm và kali + Nếu tan ít hoặc không tan thì đó là phân lân và vôi. 2. Phân biệt trong nhóm phân bón hòa tan. B1. Đốt cục than củi cho nóng đỏ B2. Rắc các mẫu phân lần lượt lên cục than đỏ ấy. + Nếu thấy có mùi khai ( amoniac) thì đó là phân đạm. + Nếu không có mùi khai thì là kali 3. Phân biệt trong nhóm ít hoặc không tan: Quan sát màu sắc : + Nếu có màu nâu, nâu sẫm hoặc trắng sám thì đó là phân lân. + Nếu có dạng bột màu trắng đó là vôi. |
1. Phân biệt nhóm phân hòa tan và nhóm phân bón ít hoặc không tan. B1. Lấy lượng phân bón bằng hạt ngô cho vào ống nghiệm. B2. Cho 10 – 15 ml nước sạch vào và lắc đều, mạnh (10p) B3. Để lắng 1-3 phút để quan sat mức độ hòa tan. + Nếu thấy tan hoàn toàn thì đó là phân đạm và kali + Nếu tan ít hoặc không tan thì đó là phân lân và vôi. 2. Phân biệt trong nhóm phân bón hòa tan. B1. Đốt cục than củi cho nóng đỏ B2. Rắc các mẫu phân lần lượt lên cục than đỏ ấy. + Nếu thấy có mùi khai ( amoniac) thì đó là phân đạm. + Nếu không có mùi khai thì là kali 3. Phân biệt trong nhóm ít hoặc không tan: Quan sát màu sắc : + Nếu có màu nâu, nâu sẫm hoặc trắng sám thì đó là phân lân. + Nếu có dạng bột màu trắng đó là vôi. |
HĐ2: Hướng dẫn thường xuyên. ( 20’)
*Mục tiêu: HS xác định được mẫu phân bón theo yêu cầu bài TH
* Đồ dùng: Mẫu phân bón và các dụng cụ
HĐ của GV-HS |
Nội dung |
- GV cho HS thực hành xác định mẫu phân bón. - HS tiến hành thực hành cá nhân, ghi kết quả từng loại phân bón theo bảng báo cáo TH của mình đã chuẩn bị. (mỗi mẫu đặt vào một túi nilon và ghi kết quả) * GV theo dõi, uốn nắn ý thức thực hành, quy trình thực hành. |
2. Thực hành. |
HĐ3: Hướng dẫn kết thúc.( 10’)
*Mục tiêu: Đánh giá được kết quả bài TH của HS .
HĐ của GV-HS |
Nội dung |
- GV yêu cầu HS thu dọn vật liệu và vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân. HS thực hiện vệ sinh lớp và vệ sinh cá nhân. |
- GV nhận xét và đánh giá (cho điểm) kết quả thực hành của một số em theo mục tiêu bài học,thu dọn vật liệu và vệ sinh lớp học,
|
- GV nhận xét và đánh giá (cho điểm) kết quả thực hành của một số em theo mục tiêu bài học.
- Xem trước nội dung bài số 9- Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường
..………………………………………………………………………………….. ..…………………………………………………………………………………..