Công nghệ 7 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất

Tải xuống 6 1.3 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 7 tài liệu Lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất đầy đủ, chi tiết. Bài học Bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất môn Công nghệ lớp 7 có những nội dung sau:

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu lý thuyết, trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất :

Công nghệ 7 Bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất

Phần 1: Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất

I. Vì sao phải sử dụng đất hợp lí?

Nước ta có tỉ lệ tăng dân số cao dẫn đến tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, trong khi đó diện tích đất trồng có hạn. Vì vậy phải biết cách sử dụng đất một cách hợp lí, có hiệu quả.

Em hãy điền mục đích của các biện pháp sử dụng đất vào vở bài tập theo mẫu bảng sau:

Biện pháp sử dụng đất

Mục đích

- Thâm canh tăng vụ.

- Không bỏ đất hoang.

- Chọn cây trồng phù hợp với đất.

- Vừa sử dụng đất, vừa cải tạo.

- Tăng sản lượng.

- Tăng diện tích đất trồng.

- Tạo điều kiện sinh trưởng cây trồng.

- Tăng năng suất cây trồng.

II. Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất

Ở nước ta chỉ có đất phù sa ngọt (chưa bị thoái hoá) thuộc hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long có độ phì nhiêu tương đối cao.

Hầu hết các loại đất còn lại có tính xấu: chua, mặn, phèn, bạc màu, … cần được cải tạo

Em hãy quan sát các hình dưới đây và ghi nội dung câu hỏi vào vở bài tập theo mẫu bảng dưới đây.

    - Mục đích biện pháp đó là gì?

    - Biện pháp đó dùng cho loại đất nào?

Biện pháp cải tạo đất

Mục đích

Áp dụng cho loại đất nào?

- Cày sâu bừa kĩ, bón phân hữu cơ.

- Tăng bề dày của lớp đất canh tác.

- Có tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng như đất bạc màu

- Làm ruộng bậc thang.

- Hạn chế dòng nước chảy; hạn chế xói mòn rửa trôi.

- Đất dốc (đồi, núi).

- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh.

- Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi.

- Đất dốc; đất cần được cải tạo.

- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.

- Hoà tan chất phèn trong nước, tháo nước có hòa tan phèn thay thế bằng nước ngọt.

- Đất phèn.

- Bón vôi.

- Khử chua.

- Đất chua.

Phần 2: 10 câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất

Câu 1: Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách:

A. Đẩy mạnh du canh, bảo vệ vốn rừng

B. Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí

C. Tăng cường bón phân, cải tạo thích hợp theo từng loại đất

D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác nông - lâm

Đáp án: B

Giải thích : (Đối với đất ở miền núi phải bảo vệ bằng cách: Nâng cao hiệu quả sử dụng, có chế độ canh tác hợp lí.)

Câu 2: Trong các biện pháp sau đây là biện pháp sử dụng đất hợp lý?

A. Trồng nhiều loại cây trên một đơn vị diện tích

B. Bỏ đất hoang, cách vụ

C. Sử dụng đất không cải tạo

D. Chọn cây trồng phù hợp với đất

Đáp án: D

Giải thích : (Biện pháp sử dụng đất hợp lý là chọn cây trồng phù hợp với đất – SGK trang 14)

Câu 3: Biện pháp cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên được áp dụng cho loại đất nào?

A. Đất phèn

B. Đất chua

C. Đất đồi dốc

D. Đất xám bạc màu

Đáp án: B

Giải thích : (Biện pháp cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên được áp dụng cho đất chua – SGK trang 15)

Câu 4:Mục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang:

A. Rửa phèn

B. Giảm độ chua của đất

C. Hạn chế xói mòn

D. Tăng bề dày lớp đất trồng

Đáp án: C

Giải thích : (Mục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang là: Hạn chế xói mòn – SGK trang 14, 15)

Câu 5: Biện pháp nào là biện pháp cải tạo đất trong các biện pháp dưới đây?

A. Thâm canh tăng vụ

B. Không bỏ đất hoang

C. Chọn cây trồng phù hợp với đất

D. Làm ruộng bậc thang

Đáp án: D

Giải thích : (Biện pháp cải tạo đất là: Làm ruộng bậc thang – Bảng SGK trang 15)

Câu 6: Chúng ta cần phải sử dụng đất hợp lí vì:

A. Nhu cầu nhà ở ngày càng nhiều

B. Để dành đất xây dựng các khu sinh thái, giải quyết ô nhiễm

C. Diện tích đất trồng có hạn

D. Giữ gìn cho đất không bị thái hóa

Đáp án: C

Giải thích : (Chúng ta cần phải sử dụng đất hợp lí vì: Diện tích đất trồng có hạn – SGK trang 13)

Câu 7: Biện pháp cải tạo bón vôi được áp dụng cho loại đất nào?

A. Đất đồi dốc

B. Đất chua

C. Đất phèn

D. Đất mặn

Đáp án: B

Giải thích : (Biện pháp cải tạo bón vôi được áp dụng cho đất chua để khử độ chua của đất.)

Câu 8: Để cải tạo và bảo vệ đất trồng cần phải?

A. Canh tác tốt, công tác thủy lợi, bón phân hợp lý

B. Bón phân hợp lý

C. Bón vôi

D. Chú trọng công tác thủy lợi

Đáp án: A

Giải thích : (Để cải tạo và bảo vệ đất trồng cần phải: Canh tác tốt, công tác thủy lợi, bón phân hợp lý – SGK trang 15)

Câu 9: Trồng xen canh cây nông nghiệp giữa cây phân xanh nhằm mục đích gì?

A. Tăng bề dày của đất

B. Tăng độ che phủ, chống xói mòn

C. Hòa tan chất phèn

D. Thay chua rửa mặn

Đáp án: A

Giải thích : (Trồng xen canh cây nông nghiệp giữa cây phân xanh nhằm mục đích tăng bề dày của đất, tạo bề mặt lớp mùn dày.)

Câu 10: Đối với đất xám bạc màu, chúng ta cần sử dụng biện pháp nào để cải tạo đất?

A. Bón vôi

B. Làm ruộng bậc thang

C. Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên

D. Cày sâu, bừa kĩ; kết hợp bón phân hữu cơ

Đáp án: D

Giải thích : (Đối với đất xám bạc màu, chúng ta cần sử dụng biện pháp cày sâu, bừa kĩ; kết hợp bón phân hữu cơ để cải tạo đất.)

 

Xem thêm
Công nghệ 7 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất (trang 1)
Trang 1
Công nghệ 7 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất (trang 2)
Trang 2
Công nghệ 7 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất (trang 3)
Trang 3
Công nghệ 7 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất (trang 4)
Trang 4
Công nghệ 7 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất (trang 5)
Trang 5
Công nghệ 7 Bài 6 (Lý thuyết và trắc nghiệm): Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất (trang 6)
Trang 6
Tài liệu có 6 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống