Giáo án Công Nghệ 7 Bài 9: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường mới nhất

Tải xuống 5 2.7 K 3

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 7 Bài 9: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường mới nhất . Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.

            Bài 9: CÁCH SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN CÁC LOẠI PHÂN BÓN THÔNG THƯỜNG

  1. Mục tiêu:
  2. Kiến thức:

- HS hiểu được các cách bón phân, cách sử dụng các loại phân bón thông thường

- Biết cách bảo quản các loại phân bón

  1. Kỹ năng.

- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích.

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.

  1. Thái độ.

- Có ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường khi sử dụng phân bón.

  1. Chuẩn bị.
  2. Giáo viên.

- Hình 7, 8, 9, 10 SGK

- Bảng phụ: Cách sử dụng các loại phân bón thông thường

  1. Học sinh.

- Phiếu học tập: Cách sử dụng các loại phân bón thông thường.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học.

  1. Ổn định tổ chức lớp-
  2. Kiểm tra bài cũ . Không kiểm tra
  3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

Hoạt động 1. Cách bón phân (10 phút)

1. Cách bón phân

HS: Đọc thông tin I SGK

 

GV? Căn cứ vào thời kỳ bón người ta chia làm mấy cách bón phân? Gồm những cách nào?

 

HS: Căn cứ vào thời kỳ bón có 2 cách bón phân: Bón lót và bón thúc

 

HS: Quan sát hình 7, 8, 9, 10 SGK trang 21

 

GV? Căn cứ vào hình thức bón phân, người ta chia làm mấy cách bón phân? Gồm những cách nào?

 

HS: Trả lời được 4 cách bón

 

GV: Kết luận

- Căn cứ vào thời kỳ bón chia làm 2 cách: Bón lót và bón thúc

 

- Căn cứ vào hình thức bón chia làm 4 cách: Bón vãi (rải), bón theo hàng, theo hốc, phun lên lá

GV? Bón lót là gì? Bón thúc là gì?

 

HS: Trả lời lớp bổ sung

 

GV: Yêu cầu HS làm bài tập nêu ưu nhược điểm từng cách bón

H7: Bón theo hốc:     Ưu điểm: 1, 9

HS: Nêu được

                                  Nhược điểm: 3

Hoạt động2.Cách sử dụng các loại phân bón thông thường (20 phút)

H8: Bón theo hàng:   Ưu điểm: 1, 9

GV: Yêu cầu 1 HS đọc lại phân bón tương ứng với đặc điểm chủ yếu

                                  Nhược điểm: 3

HS: Đọc nội dung theo yêu cầu của GV

H9: Bón vãi:              Ưu điểm: 6, 9

GV: Chia lớp thành 6 nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận nêu cách sử dụng chủ yếu điền vào bảng.

                                  Nhược điểm: 4

HS: Hoạt động theo nhóm (6 phút)

H7: Bón phun lên lá: Ưu điểm: 1, 2, 5

- Thảo luận lựa chọn cách sử dụng thích hợp điền vào phiếu học tập

                                  Nhược điểm: 8

- Thư ký ghi kết quả thảo luận của nhóm vào phiếu học tập.

 

- Cử đại diện báo cáo kết quả

 

GV: Gọi đại diện 1 - 2 nhóm lên điền

2. Cách sử dụng các loại phân bón thông thường

HS: Đại diện nhóm lên điền kết quả vào bảng, lớp nhận xét, bổ sung

 

GV: Kết luận kiến thức đúng

 

 

Loại phân bón

Đặc điểm chủ yếu

Cách sử dụng chủ yếu

Phân hữu cơ

Thành phần có nhiều chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng thường ở dạng khó tiêu, cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân bón phân huỷ thành các chất hoà tan cây mới sử dụng được.

Thường dùng để bón lót

Phân đạm, kali và phân hỗn hợp

Có tỷ lệ dinh dưỡng cao, dễ hoà tan nên cây sử dụng được ngay

Thường dùng bón thúc nếu bón lót thì bón lượng nhỏ

Phân lân

- Ít hoặc không hoà tan

Thường dùng để bón lót

 

GV: Giải thích thêm: Khi bón vào đất các chất dinh dưỡng có trong đất phải được chuyển thành các chất hoà tan cây mới hấp thụ được.

 

GV? Qua bảng em hãy cho biết các loaị phân đó nên bón qua lá hay bón qua rễ, theo hàng hay theo hốc, hay bón vãi.

HS: Bón phân hữu cơ và phân lân nên bón qua rễ (bón vào đất). Đạm kali và phân hỗn hợp có thể phun lên lá

 

Hoạt động 3 Bảo quản các loại phân bón thông thường. (10 phút )

3. Bảo quản các loại phân bón thông thường.

HS: Nghiên cứu thông tin

 

GV? Để đảm bảo chất lượng cần bảo quản các loại phân ra sao ?

 

HS: 1 - 2 h/s trình bày lớp bổ sung cácbiện pháp bảo vệ đối với phân chuồng và phân hoá học.

 

GV: Kết luận

- Đối với phân hoá học: Đựng trong chum, vại sành đậy kín hoặc gói bằng bao ni lông. Để nơi cao ráo thoáng mát. Không để lẫn lộn các loại phân với nhau.

 - Phân chuồng có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài.

GV? Tại sao không để lẫn lộn các loại phân với nhau?

 

HS: Sảy ra phản ứng làm giảm chất lượng phân.

 

GV? Vì sao dùng bùn ao để phủ kín đống ủ phân?

 

HS: Tạo điều kiện cho vi sinh vật phân giải hoạt động hạn chế đạm bay đi và giữ vệ sinh môi trường

 

  1. Củng cố ( 3 phút )

Tìm loại phân bón hay cây trồng phù hợp điền vào chỗ chấm các câu sau:

  1. Phân ………….cần bón 1 lượng rất nhỏ.
  2. Phân………….. có thể bón lót và bón thúc cho lúa.
  3. Phân …………..... cần trộn lẫn với phân hữu cơ để bón lót cho ngô.

d.Các loại cây …………. cần dùng đạm để tưới thường xuyên.

Đáp án: a. vi lượng .                             c. phân lân.

  1. phân chuồng. d. rau.

5. Hướng dẫn học ở nhà ( 1 phút ).

 - Học và trả lời các câu hỏi cuối bài.

 - Nghiên cứu về vai trò của giống, và phương pháp tạo giống cây tròng ở gia đình, địa phương.

 

  1. Rút kinh nghiệm

..………………………………………………………………………………….. ..………………………………………………………………………………….. ..…………………………………………………………………………………..                                                      

 

Xem thêm
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 9: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 9: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 9: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 9: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Công Nghệ 7 Bài 9: Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường mới nhất (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống