Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án Công Nghệ 7 Bài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọt mới nhất. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
- Học sinh biết được thế nào là phân bón, các loại phân bón thường dùng
- Giải thích được vai trò của phân bón đối với cây trồng, với năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Phát triển kỹ năng phân tích, trình bày sơ đồ
- Rèn kỹ năng quan sát, hoạt động nhóm.
- Có ý thức tận dụng các sản phẩm phụ, cây hoang dại để làm phân bón.
- Sơ đồ 2 SGK, hình 6 SGK
- Bảng: Nhóm phân bón và loại phân bón
- Kẻ sơ đồ 2 vào vở bài tập
- Bảng: Nhóm phân bón và loại phân bón
III. Tiến trình tổ chức dạy - học.
Câu hỏi: Tại sao phải sử dụng đất hợp lý? Trình bày các biện pháp và mục đích của từng biện pháp cải tạo và bảo vệ đất?
Trả lời: Do nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng cao, trong khi đất trồng có hạn, cần sử dụng đất hợp lý để tăng năng suất cây trồng và duy trì độ phì nhiêu của đất.
Các biện pháp cải tạo đất: Cày sâu bừa kỹ bón phân hữu cơ, làm ruộng bậc thang, trồng xen cây nông nghiệp với cây phân xanh, biện pháp thuỷ lợi, bón vôi, phân.
Hoạt động của thầy và trò |
Nội dung |
Hoạt động 1. Phân bón (27 phút) |
1. Phân bón |
|
a. Phân bón là gì? |
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong SGK |
|
HS: Nghiên cứu thông tin SGK |
|
GV? Phân bón là gì? |
|
HS: Trình bày khái niệm, lớp nhận xét bổ sung |
|
GV: Kết luận |
- Phân bón là " thức ăn" do con người bổ sung cho cây trồng nhằm nâng cao độ phì nhiêu của đất, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản. |
GV? Trong phân bón sẽ chứa các chất gì? |
|
HS: Trong phân bón chứa các chất dinh dưỡng,, đạm (N), lân (P), kali (K) và các nguyên tố vi lượng. |
|
|
b. Một số loại phân bón thường dùng |
GV: Treo sơ đồ 2 yêu cầu HS nghiên cứu và trình bày sơ đồ |
|
HS: Nghiên cứu, 1 - 2 HS lên bảng trình bày sơ đồ |
|
GV? Phân bón được chia làm mấy nhóm chính? |
|
HS: Nêu 3 nhóm: Phân hữu cơ, hoá học và phân vi sinh |
|
GV? Những nhóm phân trên khác nhau như thế nào? |
|
HS: Phân hữu cơ là các sản phẩm thừa của trồng trọt, chăn nuôi. Phân hoá học được tạo thành từ các nguyên tố hoá học. Phân vi sinh chứa vi sinh vật. |
|
GV: Chia lớp thành 6 nhóm yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập SGK trang 16 |
|
HS: Hoạt động nhóm 5 phút |
|
- Làm bài tập dựa vào sơ đồ. Thảo luận thống nhất ý kiến. Thư ký ghi kết quả của nhóm vào phiếu học tập, cử đại diện lên bảng ghi kết quả của nhóm. |
|
GV: Gọi 1 - 2 nhóm lên bảng ghi kết quả của nhóm |
|
HS: Đại diện nhóm lên điền, nhóm khác nhận xét, bổ sung hoàn thành được: Phân hữu cơ: a, b, e, g, k, l, m. Phân hoá học: c, d, h, n. Phân vi sinh: i |
|
GV: Nhận xét chung và kết luận |
- Sơ đồ 2 |
|
+ Phân hữu cơ |
|
+ Phân hoá học |
|
+ Phân vi sinh |
GV: Cung cấp ngoài các loại phân bón trên, để cải tạo đất chua người ta thường dùng vôi |
|
Hoạt động 2 .Tác dụng của phân bón (8 phút) |
2. Tác dụng của phân bón |
GV: Treo tranh (hình 6 SGK)? Hãy cho biết mối quan hệ giữa phân bón, đất, năng suất cây trồng và chất lượng nông sản? |
|
HS: Quan sát tranh trình bày mối quan hệ qua tranh. Lớp bổ sung nêu được: Không có phân bón năng suất, chất lượng cây trồng, nông sản thấp, đất thiếu dinh dưỡng. Bón phân cho đất kém phì nhiêu tạo ra đất phì nhiêu, năng suất cây trồng tăng, chất lượng nông sản tăng. |
|
GV? Hãy nêu tác dụng của phân bón đối với đất và năng suất chất lượng cây trồng? |
|
HS: 1 - 2 HS trả lời, lớp nhận xét bổ sung |
|
GV: Kết luận |
- Bón phân hợp lý sẽ làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản |
GV? Thế nào là bón phân hợp lý? |
|
HS: Là bón đúng liều lượng, chủng loại, cân đối giữa các loại phân phù hợp với nhu cầu năng suất cây trồng và chất lượng nông sản. |
|
GV? Bón phân không hợp lý sẽ dẫn tới điều gì? |
|
HS: Có thể làm giảm năng suất, chất lượng cây trồng |
|
HS: Đọc ghi nhớ cuối bài. |
|
Chọn câu trả lời đúng nhất:
- Đọc mục: Có thể em chưa biết
- Học và trả lời câu hỏi cuối bài
- Yêu cầu HS tìm hiểu các cách sử dụng và bảo quản phân bón ở địa phương
- Kẻ bảng: Trang 22 SGK vào vở bài tập.
..………………………………………………………………………………….. ..…………………………………………………………………………………..