Phương pháp giải và bài tập về Chứng minh ba đường thẳng cùng đi qua một điểm có lời giải

Tải xuống 12 14.7 K 35

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập bộ bài tập Chứng minh ba đường thẳng cùng đi qua một điểm Toán lớp 7, tài liệu bao gồm 12 trang, tuyển chọn bài tập Chứng minh ba đường thẳng cùng đi qua một điểm đầy đủ lý thuyết, phương pháp giải chi tiết và bài tập có đáp án (có lời giải), giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi môn Toán sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Tài liệu Chứng minh ba đường thẳng cùng đi qua một điểm gồm các nội dung chính sau:

A. Phương pháp giải

- tóm tắt lý thuyết ngắn gọn.

B. Một số ví dụ

- gồm 4 ví dụ minh họa đa dạng của các dạng bài tập Chứng minh ba đường thẳng cùng đi qua một điểm có lời giải chi tiết.

C. Bài tập vận dụng

- gồm 15 bài tập vận dụng có đáp án và lời giải chi tiết giúp học sinh tự rèn luyện cách giải các dạng bài tập Chứng minh ba đường thẳng cùng đi qua một điểm.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Chứng minh ba đường thẳng cùng đi qua một điểm (ảnh 1)

CHỨNG MINH BA ĐƯỜNG THẲNG CÙNG ĐI QUA MỘT ĐIỂM (ĐỒNG QUY)

A. Phương pháp giải

Trong các chuyên đề trước ta gặp một số bài toán về chứng minh ba đường thẳng a, b, c đồng quy.

Phương pháp giải các bài toán này là vận dụng định lí về các đường đồng quy của tam giác:

- Ba đường trung tuyến của một tam giác đồng quy;

- Ba đường phân giác của một tam giác đồng quy;

- Ba đường trung trực của một tam giác đồng quy;

- Ba đường cao của một tam giác đồng quy.

Nếu ba đường thẳng a, b, c đã cho không phải là các đường chủ yếu của tam giác thì để chứng minh a, b, c đồng quy, ta có thể gọi giao điểm của abO rồi chứng minh đường thẳng c đi qua O hay chứng minh O nằm trên đường thẳng c.

Một số trường hợp có thể đưa bài toán chứng minh ba đường đồng quy về chứng minh ba điểm thẳng hàng.

B. Một số ví dụ

Ví dụ 1: Cho tam giác ABC, góc A tù. Vẽ các đường thẳng m n lần lượt là đường trung trực của ABAC, cắt BC theo thứ tự tại EF. Vẽ tia phân giác Ax của góc EAF. Chứng minh rằng các đường thẳng m, n Ax đồng quy

Giải (h.21.1)Chứng minh ba đường thẳng cùng đi qua một điểm (ảnh 2)

 

* Tìm cách giải.

Gọi O là giao điểm của mn. Ta phải chứng minh tia Ax đi qua O. Muốn vậy phải chứng minh   OAE^=OAF^.

* Trình bày lời giải.

Gọi O là giao điểm của hai đường thẳng mn.

Ta có:   OB=OC=OA.

ΔAOE=ΔBOE (c.c.c). Suy ra  A^1=B^1.

ΔAOF=ΔCOF (c.c.c). Suy ra   A^2=C^2.

Mặt khác, B^1=C^2 (vì ΔBOC cân tại O) nên A^1=A^2

Do đó tia AO là tia phân giác của góc EAF.

Suy ra ba đường thẳng m, nAx đồng quy tại O.

Ví dụ 2: Cho tam giác ABC cân tại A. Trên các cạnh AB, AC lần lượt lấy các điểm DE sao cho AD=AE. Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh rằng ba đường thẳng AM, BECD đồng quy

Chứng minh ba đường thẳng cùng đi qua một điểm (ảnh 3)

Giải (h.21.2)

* Tìm cách giải.

Gọi O là giao điểm của BE CD. Ta phải chứng minh AM đi qua O tức là phải chứng minh ba điểm A, O, M thẳng hàng.

* Trình bày lời giải.

Ta có AB=AC, AD=AE, suy ra  BD=CE.

ΔEBC=ΔDCB (c.g.c)  B^1=C^1.

Gọi O là giao điểm của BECD.

ΔOBC cân tại O nên OB=OC. (1)

Mặt khác, AB=AC (giả thiết) (2) và MB=MC (giả thiết) (3)

Từ (1), (2), (3) suy ra ba điểm A, O, M thẳng hàng (vì cùng nằm trên đường trung trực của BC). Do đó ba đường thẳng AM, BE, CD đồng quy.

Ví dụ 3. Cho tam giác ABC. Các đường phân giác các góc ngoài của tam giác cắt nhau tại D, E, F (D nằm trong góc A, E nằm trong góc B, F nằm trong góc C). 

a) Chứng minh rằng các đường thẳng AD, BE, CF đồng quy tại một điểm O.

b) Điểm O có vị trí như thế nào đổi với tam giác DEF?

Ví dụ 4. Cho tứ diện ABCD. Gọi G là trọng tâm tam giác BCD; M là trung điểm CD; I thuộc đoạn AG; BI cắt mp (ACD) tại J. Chọn mệnh đề sai

A. Giao tuyến của (ACD) và (ABG) là AM
B. 3 điểm A; J; M thẳng hàng.
C. J là trung điểm của AM.
D. Giao tuyến của mp(ACD) và (BDJ) là DJ.

Ví dụ 5. Cho tứ diện ABCD. Gọi E; F; G là các điểm lần lượt thuộc các cạnh AB; AC; BD sao cho EF cắt BC tại I; EG cắt AD tại H. Ba đường thẳng nào sau đây đồng quy?

A. CD; EF; EG
B. CD; IG; HF
C. AB; IG; HF
D, AC; IG; BD

Ví dụ 6. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD không phải là hình thang. Trên cạnh SC lấy điểm M . Gọi N là giao điểm của SD và mp (AMB). Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. Ba đường thẳng AB; CD; MN đôi một song song
B. Ba đường thẳng AB; CD; MN đôi một cắt nhau
C. Ba đường thẳng AB; CD; MN đồng quy
D. Ba đường thẳng AB; CD; MN cùng thuộc một mặt phẳng

Xem thêm
Phương pháp giải và bài tập về Chứng minh ba đường thẳng cùng đi qua một điểm có lời giải (trang 1)
Trang 1
Phương pháp giải và bài tập về Chứng minh ba đường thẳng cùng đi qua một điểm có lời giải (trang 2)
Trang 2
Phương pháp giải và bài tập về Chứng minh ba đường thẳng cùng đi qua một điểm có lời giải (trang 3)
Trang 3
Phương pháp giải và bài tập về Chứng minh ba đường thẳng cùng đi qua một điểm có lời giải (trang 4)
Trang 4
Phương pháp giải và bài tập về Chứng minh ba đường thẳng cùng đi qua một điểm có lời giải (trang 5)
Trang 5
Phương pháp giải và bài tập về Chứng minh ba đường thẳng cùng đi qua một điểm có lời giải (trang 6)
Trang 6
Phương pháp giải và bài tập về Chứng minh ba đường thẳng cùng đi qua một điểm có lời giải (trang 7)
Trang 7
Phương pháp giải và bài tập về Chứng minh ba đường thẳng cùng đi qua một điểm có lời giải (trang 8)
Trang 8
Phương pháp giải và bài tập về Chứng minh ba đường thẳng cùng đi qua một điểm có lời giải (trang 9)
Trang 9
Phương pháp giải và bài tập về Chứng minh ba đường thẳng cùng đi qua một điểm có lời giải (trang 10)
Trang 10
Tài liệu có 12 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống