Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các chất benzene, toluene, styrene

1.8 K

Với giải Bài 4 trang 99 Hóa học lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 14: Arene (Hydrocarbon thơm) giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 14: Arene (Hydrocarbon thơm)

Bài 4 trang 99 Hóa học 11: Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các chất benzene, toluene, styrene.

Lời giải:

Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng.

Cho lần lượt từng mẫu thử tác dụng với dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường.

- Dung dịch KMnO4 bị mất màu → styrene.

2KMnO4 + 3C6H5 – CH = CH2 + 4H2O → 3C6H5 – CHOH – CH2OH + 2MnO2 + 2KOH.

- Dung dịch không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường: benzene; toluene. Tiếp tục đun nóng các ống nghiệm.

+ Dung dịch làm mất màu dung dịch KMnO4 khi đun nóng → toluene.

C6H5 – CH3 + 2KMnO4 to C6H5 – COOK + 2MnO2 + KOH + H2O

+ Dung dịch không làm mất màu dung dịch KMnO4 kể cả khi đun nóng → benzene.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Styrene là một hydrocarbon thơm có công thức phân tử C8H8. Công thức cấu tạo của styrene là

Trắc nghiệm Hóa học 11 Cánh diều Bài 14 (có đáp án): Arene (Hydrocarbon thơm)

Đáp án đúng là: A

Công thức cấu tạo của styrene là Trắc nghiệm Hóa học 11 Cánh diều Bài 14 (có đáp án): Arene (Hydrocarbon thơm)

Câu 2. Chất nào sau đây có thể làm nhạt màu dung dịch Br2 trong CCl4 ở điều kiện thường?

A. Benzene.                  

B. Toluene.                   

C. Styrene.                   

D. Naphthalene.

Đáp án đúng là: C

Styrene có thể làm nhạt màu dung dịch Br2 trong CCl4 ở điều kiện thường.

C6H5-CH=CH2 + Br2 → C6H5-CHBr-CH2Br.

Câu 3. Tính chất nào không phải của benzene?

A. Tác dụng với Br2 (to, FeBr3).                       

B. Tác dụng với HNO(đ) /H2SO4(đ).

C. Tác dụng với dung dịch KMnO4                

D. Tác dụng với Cl2, askt.

Đáp án đúng là: C

Benzene không tác dụng với KMnOkể cả khi đun nóng.

Đánh giá

0

0 đánh giá