Đốt cháy hexane Chuẩn bị: Hexane; chén sứ, que đóm dài, diêm hoặc bật lửa. Tiến hành: Cho khoảng 1 mL hexane vào chén sứ

554

Với giải Thí nghiệm 3 trang 78 Hóa học lớp 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 12: Alkane giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 12: Alkane

Thí nghiệm 3 trang 78 Hóa học 11: Đốt cháy hexane

Chuẩn bị: Hexane; chén sứ, que đóm dài, diêm hoặc bật lửa.

Tiến hành: Cho khoảng 1 mL hexane vào chén sứ, dùng que đóm dài để châm lửa đốt hexane.

Yêu cầu: Quan sát, nhận xét màu ngọn lửa và viết phương trình hóa học của phản ứng oxi hoá hoàn toàn hexane.

Chú ý an toàn: Hexane bay hơi mạnh, dễ bắt lửa và cháy.

Lời giải:

Hexane bốc cháy cho ngọn lửa màu vàng.

Phương trình hoá học của phản ứng:

C6H14+192O2to6CO2+7H2O

Lý thuyết Tính chất hóa học

a. Tìm hiểu đặc điểm liên kết hóa học trong phân tử alkane

- Mỗi nguyên tử carbon trong alkane đều nằm ở tâm của một tứ diện

- alkane tương đối trơ về mặt hóa học

b. Tìm hiểu tính chất hóa học của alkane

* Phản ứng thế Halogen

- Nguyên tử hydrogen liên kết với nguyên tử carbon bậc cao hơn, dễ vị thế bởi nguyên tử halogen so với nguyên tử hydrogen

- Các sản phẩm thế halogen của hydrocarbon được gọi là dẫn xuất halogen của hydrocarbon

Ví dụ: 

C6H14 + Cl2 ―1:1, ánh sáng→ C6H13Cl + HCl

* Phản ứng Cacking

- Cracking alkane là quá trình “bẻ gãy” các phân tử alkane mạch dài thành cá phân tuwe hydrocarbon mạch ngắn hơn

Ví dụ:

C12H26 → C7H16 + C5H10

* Phản ứng reforming 

- Là quá trình biến đổi cấu trúc phân tử các alkane mạch không phân nhánh, mạch hở, không thơm thành các hydrocarbon có mạch nhánh hoặc mạch vòng

* Phản ứng oxi hóa

- Oxi hóa hoàn toàn: các alkane thường dễ cháy và tỏa nhiệt nhiều nên nhiều alkane được dùng làm nhiên liệu

- Oxi hóa không hoàn toàn: Thiếu oxygen phản ứng cháy xảy ra không hoàn toàn → gây ô nhiễm môi trường

+ Alkane không làm mất màu dung dịch KMNO4

 

Đánh giá

0

0 đánh giá