Tailieumoi.vn giới thiệu giải Chuyên đề Toán lớp 11 Bài 2: Một vài ứng dụng của lí thuyết đồ thị sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập Toán 11. Mời các bạn đón xem:
Giải Chuyên đề Toán 11 Bài 2: Một vài ứng dụng của lí thuyết đồ thị
I. Vận dụng đồ thị để giải quyết những vấn đề về tìm đường đi ngắn nhất trong những trường hợp đơn giản
Lí thuyết đồ thị có thể giải quyết những vấn đề thực tiễn nào?
Lời giải:
Qua bài học này, ta thấy Lí thuyết đồ thị có thể giải quyết những vấn đề thực tiễn:
- Vấn đề về tìm đường đi ngắn nhất trong những trường hợp đơn giản.
- Vấn đề liên quan đến khoa học tự nhiên và công nghệ.
Lời giải:
Đồ thị ở Hình 22 mô tả tình huống trong hoạt động này.
Luyện tập 1 trang 44 Chuyên đề Toán 11: Hãy cho ví dụ về đồ thị có trọng số.
Lời giải:
Ví dụ về đồ thị có trọng số: Có 4 trạm xe bus A, B, C, D được nối với nhau theo những con đường AB, BC, CD, DA với độ dài lần lượt là 3 km, 2 km, 5 km, 6 km. Ta có đồ thị mô tả tình huống trên như sau.
Lời giải:
Để tìm quãng đường đi ngắn nhất trên đồ thị có trọng số, ta áp dụng thuật toán láng giềng gần nhất để tìm tất cả các chu trình xuất phát từ một đỉnh ban đầu, đi qua các đỉnh khác và trở về đỉnh ban đầu sao cho tổng độ dài các cạnh của chu trình đó là ngắn nhất. Sau đó, ta so sánh độ dài của tất cả các chu trình “tốt nhất” vừa tìm được để tìm ra chu trình có tổng độ dài các cạnh là ngắn nhất. Việc giải cụ thể Hoạt động 2 trang 46, ta cùng xem chi tiết ở Luyện tập 2 trang 46.
Lời giải:
Dễ thấy đồ thị Hình 24 có chu trình Hamilton.
+) Sử dụng thuật toán láng giềng gần nhất đối với đỉnh xuất phát A, ta có:
Từ A, đỉnh gần nhất là B, AB = 3 km;
Từ B, đỉnh chưa đến gần nhất là C, BC = 5 km;
Từ C, đỉnh chưa đến gần nhất là D, CD = 5 km;
Từ D, đỉnh chưa đến gần nhất là E, DE = 9 km;
Từ E, đỉnh chưa đến gần nhất là F, EF = 6 km;
Đến đây không còn đỉnh chưa đến, vì vậy quay về A, FA = 4 km.
Tổng quãng đường theo chu trình ABCDEFA là: 3 + 5 + 5 + 9 + 6 + 4 = 32 (km).
Tương tự bắt đầu với những đỉnh khác, ta có bảng sau:
Đỉnh bắt đầu |
Chu trình |
Tổng chiều dài (km) |
A |
ABCDEFA |
32 |
B |
BAFEDCB |
32 |
C |
CBAFEDC |
32 |
C |
CDEFABC |
32 |
D |
DCBAFED |
32 |
E |
EFABCDE |
32 |
F |
FABCDEF |
32 |
Vậy người giao hàng chọn 1 đường đi trong 7 đường đi trên thì quãng đường phải di chuyển là ngắn nhất.
II. Vận dụng đồ thị để giải quyết những vấn đề về khoa học tự nhiên và công nghệ
Lời giải:
Năm đồng phân của hexane C6H14 là:
CH3 – CH2 – CH2 – CH2 – CH2 – CH3
Các đồ thị ở hình dưới đây tương ứng minh họa biểu diễn năm đồng phân của hexane C6H14. Trong đó các nguyên tử C, CH, CH2, CH3 tạo nên các đỉnh của đồ thị, còn các liên kết CH3 – CH2, CH2 – CH2, CH2 – CH3, CH3 – CH, CH – CH3, CH – CH2, CH2 – C, C – CH3, CH2 – CH, CH – CH tạo nên các cạnh của đồ thị.
Bài tập
Lời giải:
Giả sử các điểm A, B, C, D, E, G lần lượt biểu diễn cho các thành phố Seoul, Tokyo, Sydney, Hà Nội, Beijing, New York.
Ta có đồ thị biểu diễn mạng lưới máy chủ và tốc độ truyền dữ liệu (đơn vị: Megabit/ giây, kí hiệu là Mbps) giữa một số thành phố như sau:
Lời giải:
Dễ thấy đồ thị Hình 32 có chu trình Hamilton.
+) Sử dụng thuật toán láng giềng gần nhất đối với đỉnh xuất phát A, ta có:
Từ A, đỉnh gần nhất là C, AC = 3 km;
Từ C, đỉnh chưa đến gần nhất là D, CD = 8 km;
Từ D, đỉnh chưa đến gần nhất là B, DB = 10 km;
Đến đây không còn đỉnh chưa đến, vì vậy quay về A, BA = 4 km.
Tổng quãng đường theo chu trình ACDBA là: 3 + 8 + 10 + 4 = 25 (km).
Tương tự bắt đầu với những đỉnh khác, ta có bảng sau:
Đỉnh bắt đầu |
Chu trình |
Tổng chiều dài (km) |
A |
ACDBA |
25 |
B |
BACDB |
25 |
C |
CABDC |
25 |
D |
DCABD |
25 |
Các chu trình trên thỏa mãn điều kiện xuất phát từ một đỉnh đi qua tất cả các địa điểm, mỗi địa điểm đúng một lần và tổng độ dài các cạnh của chu trình là nhỏ nhất.
Lời giải:
Dễ thấy đồ thị Hình 33 có chu trình Hamilton.
+) Sử dụng thuật toán láng giềng gần nhất đối với đỉnh xuất phát A, ta có:
Từ A, đỉnh gần nhất là B, AB = 20 nghìn đồng;
Từ B, đỉnh chưa đến gần nhất là C, BC = 30 nghìn đồng;
Từ C, đỉnh chưa đến gần nhất là D, CD = 12 nghìn đồng;
Đến đây không còn đỉnh chưa đến, vì vậy quay về A, DA = 35 nghìn đồng.
Tổng chi phí di chuyển theo chu trình ABCDA là: 20 + 30 + 12 + 35 = 97 (nghìn đồng).
Tương tự bắt đầu với những đỉnh khác, ta có bảng sau:
Đỉnh bắt đầu |
Chu trình |
Tổng chi phí (nghìn đồng) |
A |
ABCDA |
97 |
B |
BADCB |
97 |
C |
CDBAC |
108 |
D |
DCBAD |
97 |
Vậy có ba chu trình ABCDA, BADCB, DCBAD thỏa mãn đề bài và chi phí thấp nhất là 97 nghìn đồng.
Lời giải:
Dễ thấy đồ thị Hình 34 có chu trình Hamilton.
Ta thấy chu trình xuất phát từ đỉnh A là AEDBCA thỏa mãn đề bài với tổng quãng đường nhỏ nhất là AE + ED + DB + BC + CA = 5 + 5 + 3 + 5 + 3 = 21 (km).
Các chu trình xuất phát từ đỉnh B, C, D, E có 1 đỉnh được đi qua hai lần nên không thỏa mãn quy tắc của thuật toán láng giềng gần nhất nên loại.
Tìm chu trình xuất phát từ viện bảo tàng sao cho thời gian đi là ít nhất.
Lời giải:
Từ viện bảo tàng, thời gian di chuyển đến trường A là ngắn nhất: 19 phút.
Từ trường A, thời gian di chuyển đến trường B là ngắn nhất: 38 phút.
Từ trường B, thời gian di chuyển đến trường C là ngắn nhất: 32 phút.
Đến đây, không còn địa điểm nào chưa đi qua nên quay lại viện bảo tàng với thời gian di chuyển: 51 phút.
Do đó, chu trình xuất phát từ viện bảo tàng, qua trường A, trường B, trường C rồi quay lại viện bảo tàng có thời gian đi là ít nhất và thời gian đi là: 19 + 38 + 32 + 51 = 140 (phút).
Xem thêm bài giải Chuyên đề học tập Toán lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1: Một vài yếu tố của lí thuyết đồ thị. Đường đi Euler và đường đi Hamilton
Bài 2: Một vài ứng dụng của lí thuyết đồ thị
Bài 1: Một số nội dung cơ bản về vẽ kĩ thuật
Bài 2: Đọc và vẽ bản vẽ kĩ thuật đơn giản
Xem thêm các bài Chuyên đề học tập Toán lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Chuyên đề 2: Làm quen với một vài yếu tố của lí thuyết đồ thị