Cây neem (cây thường xanh Ấn Độ) hay còn gọi là cây nim, sầu đâu (tên khoa học Azadirachta india) được người Ấn Độ dùng hơn 4000 năm nay để làm đẹp và chữa bệnh
Với giải Bài 4 trang 56 Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 9: Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 9: Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ
Bài 4 trang 56 Hóa học 11:Cây neem (cây thường xanh Ấn Độ) hay còn gọi là cây nim, sầu đâu (tên khoa họcAzadirachta india)được người Ấn Độ dùng hơn 4000 năm nay để làm đẹp và chữa bệnh. Các chiết xuất từ lá neem có thể ức chế sự sao chép của vius Dengue, kháng virus nên có tác dụng điều trị bệnh sốt xuất huyết hiệu quả. Người ta hái một ít lá neem tươi, rửa sạch, cho vào nồi đun kĩ, lọc lấy nước để sử dụng. Hãy cho biết cách làm trên thuộc loại phương pháp tách và tinh chế nào.
Lời giải:
- Hái một ít lá neem tươi, rửa sạch, cho vào nồi đun kĩ: áp dụngphương pháp chiết.
- Lọc lấy nước để sử dụng: áp dụngphương pháp lọc.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng phương pháp nào sau đây?
A. Lọc.
B. Chiết.
C. Kết tinh.
D. Dùng nam châm hút.
Đáp án đúng là: C
Có thể tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng phương pháp kết tinh.
Câu 2. Khí nitrogen và khí oxygen là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitrogen lỏng sôi ở -196oC oxygen lỏng sôi ở -183oC. Phương pháp tách riêng khí nitrogen và oxygen là
A. lọc.
B. chiết.
C. cô cạn.
D. chưng cất.
Đáp án đúng là: D
Phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng được dùng để tách riêng khí nitrogen và oxygen.
Câu 3. Nấu rượu uống thuộc loại phản ứng tách biệt và tinh chế nào?
A. Phương pháp chưng cất.
B. Phương pháp chiết.
C. Phương pháp kết tinh.
D. Sắc kí cột.
Đáp án đúng là: A
Phương pháp chưng cất được ứng dụng trong nấu rượu uống.
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: