Mật ong để lâu thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai. Đó là hiện tượng gì

1.8 K

Với giải Bài 2 trang 56 Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 9: Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Hóa học lớp 11 Bài 9: Phương pháp tách và tinh chế hợp chất hữu cơ

Bài 2 trang 56 Hóa học 11: Mật ong để lâu thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai. Đó là hiện tượng gì?

Lời giải:

Mật ong để lâu thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai. Đó là hiện tượng kết tinh.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng phương pháp nào sau đây?

A. Lọc.

B. Chiết.

C. Kết tinh.

D. Dùng nam châm hút.

Đáp án đúng là: C

Có thể tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng phương pháp kết tinh.

Câu 2. Khí nitrogen và khí oxygen là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitrogen lỏng sôi ở -196oC oxygen lỏng sôi ở -183oC. Phương pháp tách riêng khí nitrogen và oxygen là

A. lọc.

B. chiết.

C. cô cạn.

D. chưng cất.

Đáp án đúng là: D

Phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng được dùng để tách riêng khí nitrogen và oxygen.

Câu 3. Nấu rượu uống thuộc loại phản ứng tách biệt và tinh chế nào?

A. Phương pháp chưng cất.

B. Phương pháp chiết.

C. Phương pháp kết tinh.

D. Sắc kí cột.

Đáp án đúng là: A

Phương pháp chưng cất được ứng dụng trong nấu rượu uống.

Đánh giá

0

0 đánh giá