Dựa vào sơ đồ 17.7 và lược đồ 17.8 em hãy vẽ trình bày những diễn biến chính của cuộc kháng chiến

4.7 K

Với giải Câu hỏi trang 73 Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Câu hỏi trang 73 Lịch sử 7: - Dựa vào sơ đồ 17.7 và lược đồ 17.8 em hãy vẽ trình bày những diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287-1288

- Vì sao khi bước vào kháng chiến, trước thế giặc rất mạnh, Hưng Đạo Vương lại khẳng định với vua Trần: “Năm nay đánh giặc nhàn”.

Phương pháp giải:

 (ảnh 7)

 (ảnh 8)

B1: Đọc nội dung sơ đồ 17.6

B2: Vẽ sơ đồ theo năm 1287,1288 với những sự kiến chính

Dựa vào tư liệu mục 17.8 SGK, qua đó thấy được sự chuẩn bị kĩ lưỡng của quân dân nhà Trần trước cuộc chống quân xâm lược Mông-Nguyên

Trả lời:

* Những diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287-1288:

Lịch Sử 7 Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên | Chân trời sáng tạo (ảnh 12)

* Khi bước vào kháng chiến, trước thế giặc rất mạnh, Hưng Đạo Vương lại khẳng định với vua Trần: “Năm nay đánh giặc nhàn” vì:

- Trong lần này, nhà Trần chủ động mai phục và tiêu diệt đoàn thuyền chở quân lương của giặc, đẩy chúng lâm vào tình thế khó khăn, thiếu thốn. 

- Chủ động xây dựng trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng, tiêu diệt gọn lực lượng quân giặc, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.

Lý thuyết Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên năm 1287 – 1288

- Hoàn cảnh:

+ Sau hai lần thất bại, vua Nguyên lại cử Thoát Hoan kép quân xâm lược Đại Việt một lần nữa.

+ Đoán được dã tâm và ý đồ xâm lược của nhà Nguyên, quân dân nhà Trần khẩn trương chuẩn bị kháng chiến.

- Diễn biến:

Tháng 12/1287, hơn 50 vạn quân Nguyên tiến vào Đại Việt theo đường bộ ; hơn 600 chiến thuyền do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường thủy tiến vào vùng biển Đông Bắc, tiếp theo là đoàn thuyền lương.

+ Trần Khánh Dư chặn đánh và tiêu diệt đoàn thuyền lương giặc ở Vân Đồn

+ Tháng 1/ 1288, Thoát Hoan cho quân chiếm Thăng Long, nhân dân Thăng long thực hiện kế hoạch «vườn không nhà trống », khiến quân Nguyên gặp nhiều khó khăn.

+ Tháng 4 / 1288 Ô Mã Nhi rút về nước theo đường sông Bạch Đằng. Trần Hưng Đạo mai phục trận địa cọc ngầm, lợi dụng thủy triều và sử dụng bè lửa tiêu diệt giặc. Thoát Hoan theo theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân dân Đại Việt liên tục chặn đánh.

- Kết quả: Kháng chiến kết thúc thắng lợi

Trần Hưng Đạo chỉ huy cuộc chiến đấu tại cửa biển Bạch Đằng (tranh minh họa)

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 71 Lịch sử 7:  Dựa vào sơ đồ 17.1 và lược đồ 17.2, hãy trình bày diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258...

Câu hỏi trang 72 Lịch sử 7: - Khai thác thông tin trong bài và lược đồ 17.5, em hãy vẽ sơ đồ tư duy diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên 1258...

Câu hỏi trang 75 Lịch sử 7: - Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên- Mông (thế kỉ XIII). Tham khảo thêm tư liệu 17.9 cho câu trả lời của em...

Luyện tập 1 trang 76 Lịch sử 7: Từ thông tin trong bài, em hãy điền các trận đánh tiêu biểu vào các ô trống tương ứng với từng cuộc kháng chiến...

Luyện tập 2 trang 76 Lịch sử 7: Từ kiến thức đã học, em hãy đánh giá vai trò của Trần Thủ Độ và Trần Hưng Đạo trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên...

Vận dụng 3 trang 76 Lịch sử 7: Theo em, nhân tố quyết định tạo nên chiến thắng trong các cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên là gì? Nhân tố đó được kế thừa và phát huy thế nào trong thời bình?...

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết:

Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)

Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Bài 18 : Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400-1407)

Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Bài 20: Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527)

Đánh giá

0

0 đánh giá