Giải SGK Lịch Sử 7 Bài 20 (Chân trời sáng tạo): Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527)

9.5 K

Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Bài 20: Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527) sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 20 từ đó học tốt môn Sử 7.

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 20: Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527)

Video giải Lịch sử 7 Bài 20: Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527) - Chân trời sáng tạo

1. Nhà Lê sơ thành lập

Giải Lịch sử 7 trang 86 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi trang 86 Lịch sử 7: - Em hãy mô tả những nét chính về sự thành lập nhà Lê sơ

- Đọc tư liệu 20.3 và chi biết chủ trương bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia của triều Lê sơ được thể hiện thế nào qua lời căn dặn của vua Lê Thánh Tông.

Lịch Sử 7 Bài 20: Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527) | Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Phương pháp giải:

B1: Đọc lại nội dung mục 1 trang 86, 87 SGK

B2: Chú ý thời gian lập quốc của triều Lê Sơ, quốc hiệu, kinh đô, …

Trả lời:

- Những nét chính về sự thành lập nhà Lê sơ:

+ Tháng 4 năm 1428, lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô tại Thăng Long. 

+ Chính quyền phong kiến được hoàn thiện từ trung ương đến địa phương

+ Cả nước có 13 đạo thừa tuyên và một phủ Trung Đô, đơn vị hành chính nhỏ nhất là xã.

+ Ban hành Quốc triều hình luật

+ Xây dựng quân đội mạnh, duy trì chính sách “Ngụ binh ư nông”

- Chủ trương bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia của triều Lê sơ

+ Quyết tâm củng cố quân đội, kiên quyết bảo vệ chủ quyền, biên giới bảo vệ Tổ quốc 

+ Đề cao trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc đối với mọi người dân, trừng trị thích đáng những kẻ bán nước.

2. Tình hình kinh tế - xã hội

Giải Lịch sử 7 trang 88 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi trang 88 Lịch sử 7: - Em hãy trình bày những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ. Em có ấn tượng với thành tựu kinh tế nào nhất? Lí giải sự lựa chọn của em. 

Phương pháp giải:

B1: Đọc lại nội dung mục 2.a trang 88, 89 SGK

B2: Nêu nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ trên lĩnh vực nông nghiệp, 

Trả lời:

- Những nét chính về tình hình kinh tế thời Lê sơ:

Nông nghiệp

Thủ công nghiệp

Thương nghiệp

- Ban hành chính sách quân điền

- Chia ruộng đất công cho thành viên trong làng xã

- Cấm giết trâu bò bừa bãi

- Một số chức quan được đặt: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ

- Nhiều làng nghề thủ công phát triển theo hướng chuyên nghiệp

- Triều đình lập ra Cục bách tác: đúc tiền, đúc vũ khí, đóng thuyền, may mũ áo cho quan. 

- Đông Kinh có 36 phố phường buôn bán sầm uất.

- Giao thương với nước ngoài tấp nập.

- Sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý được thương nhân nước ngoài ưa chuộng

Em ấn tượng với thành tựu kinh tế về lĩnh vực thủ công nghiệp nhất. Vì nhiều mặt hàng đạt đến trình độ kĩ thuật, tay nghề, độ tinh xảo cao, được các thương nhân nước ngoài ưa chuộng.

- Xã hội thời Lê sơ có những tầng lớp căn bản nào? Tầng lớp nào là lực lượng sản xuất chính?

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 2.b SGK Lịch sử và ĐỊa lí trang 89 SGK

Trả lời:

Xã hội thời lê sơ có 4 tầng lớp căn bản, gồm:

+ Tầng lớp quý tộc: vua, quan lại

+ Tầng lớp nông dân. 

+ Tầng lớp thương nhân, thợ thủ công

+ Tầng lớp nô tì. 

 Trong đó tầng lớp nông dân là lực lượng sản xuất chính.

- Đọc tư liệu 20.5, theo em những biện pháp được nêu trong bộ Quốc triều hình luật đó có giúp ổn định trật tự xã hội thời Lê không?

Lịch Sử 7 Bài 20: Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527) | Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Phương pháp giải:

B1: Đọc tư liệu 20.5 

B2: Xác định điều luật liên quan đến lĩnh vực nào? Nhận xét về cách xử lí vi phạm.

Trả lời:

Theo em những biện pháp được nêu trong bộ Quốc triều hình luật đó có giúp ổn định trật tự xã hội thời Lê.

3. Tình hình văn hóa, giáo dục

Giải Lịch sử 7 trang 89 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi trang 89 Lịch sử 7: - Kể tên những thành tựu tiêu biểu về văn học và nghệ thuật thời Lê Sơ.

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 89, 90 SGK Lịch sử

Trả lời:

Những thành tựu tiêu biểu về văn học và nghệ thuật thời Lê Sơ:

Văn học

Nghệ thuật

Văn học chữ Hán: Bình Ngô đại cáo, Quỳnh uyển cửu ca, …

Tập trung trong các công trình lăng tẩm, cung điện: Điện Lam Kinh, điện Kính Thiên…

Văn học chữ Nôm: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập

Điêu khắc bằng đá, trau chốt, tỉ mỉ.

- Giáo dục thời Lê sơ có bước phát triển như thế nào so với thời Trần?

Phương pháp giải:

B1: Đọc lại nội dung mục 89, 90 SGK Lịch sử

B2: Xem lại nội dung giáo dục thời Trần để so sánh với thời Lê sơ

Trả lời:

Giáo dục thời Lê sơ có bước phát triển sơ với thời Trần:

+ Giáo dục, đào tạo quan lại với nội dung thi cử là các sách của đạo Nho được đề cao.

+ Ở các đạo, phủ đều có trường học.

+ Những người đỗ đạt được khắc tên vào văn bia ở Văn Miếu để “làm gương sáng cho muôn đời”.

- Quan sát tư liệu 20.6 kết hợp đọc thông tin trong bài, em hãy cho biết nhà Lê dựng bia tiến sĩ trong Văn miếu nhằm mục đích gì?

Lịch Sử 7 Bài 20: Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527) | Chân trời sáng tạo (ảnh 3)

Lịch Sử 7 Bài 20: Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527) | Chân trời sáng tạo (ảnh 4)

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 89, 90 SGK Lịch sử

Trả lời:

Nhà Lê dựng bia tiến sĩ trong Văn miếu nhằm mục đích:

- Vinh danh các Tiến sĩ, người hiền tài.

- Làm gương sáng cho các mọi người và hậu thế.

Luyện tập - Vận dụng

Giải Lịch sử 7 trang 91 Chân trời sáng tạo

Luyện tập 1 trang 91 Lịch sử 7: Em hãy cho biết các vua nhà Lê sơ đã có những biện pháp gì đã khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Đại Việt.

Phương pháp giải:

B1: Đọc thông tin và nội dung mục 1 trang 87 SGK

B2: chú ý các chính sách về luật pháp, quân đội,…

Trả lời:

Các vua nhà Lê sơ đã có những biện pháp gì đã khẳng định và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Đại Việt:

- Trong Bộ luật Hồng Đức có những điều luật về vấn đề biên phòng được quy định rõ ràng: Không trốn sang nước khác, không bán ruộng đất ở bờ cõi cho người nước ngoài,…

- Xây dựng quân đội mạnh để bảo vệ biên giới lãnh thổ, an ninh biên giới và chủ quyền quốc gia.

Luyện tập 2 trang 91 Lịch sử 7: Lập bảng thống kê về tình hình xã hội và văn hóa thời Lê Sơ

Phương pháp giải:

B1: Đọc lại thông tin mục 2, 3 trang 89, 90 SGK

B2: Chọn những ý chính về xã hội và văn hóa thời Lê sơ.

Trả lời:

Tình hình xã hội và văn hóa thời Lê Sơ:

Xã hội

Văn hóa

- Phân hóa thành nhiều tầng lớp khác nhau

- Tầng lớp quý tộc

- Tầng lớp nông dân

- Tầng lớp thương nhân, thợ thủ công

- Tầng lớp nô tì

- văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm phát triển

- Sử học: Đại Việt sử ký toàn thư

- Địa lí: Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ

- Nhã nhạc cung đình chứng thức ra đời

- Loại hình nghệ thuật đa dạng, phong phú: chèo, tuồng…

Luyện tập 3 trang 91 Lịch sử 7: Dựa vào thông tin trong bài, em hãy giới thiệu một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ.

Phương pháp giải:

B1: Đọc lại nội dung mục 4 trang 91 SGK Lịch sử và Địa lí

B2: Tóm tắt thông tin về một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ

Trả lời:

Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ:

- Nguyễn Trãi (1380-1420), anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Một số tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Lam sơn thực lục, Dư địa chí,...

- Lương Thế Vinh (1441-1496), nhà toán học. Ông đỗ trạng nguyên năm 1463. Một số tác phẩm: Đại thành toán pháp, Hí phường phả lục…

- Ngô Sĩ Liên: (thế kỉ XV) ông là nhà sử học, đỗ tiến sĩ năm 1442. Ông đóng vai trò trọng yếu trong việc biên soạn bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư.

Vận dụng 4 trang 91 Lịch sử 7: Năm 1484, Thân Nhân Trung theo lệnh của vua Lê Thánh Tông đã soạn lời văn cho bia Tiên sĩ đầu tiên khoa Nhâm Tuất (năm 1442) ở Văn Miếu, trong đó có câu: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Theo em, câu nói này có ý nghĩa gì? Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình

Phương pháp giải:

B1: Đọc lại đoạn văn ở mục Em có biết

B2: Suy luận, phân tích các từ khóa “nguyên khí quốc gia”, “thịnh-mạnh”, “suy-yếu”

Trả lời:

Hiền tài là nguyên khí quốc gia nghĩa là:

- Những người tài giỏi là trụ cột của quốc gia, có nhiều hiền tài thì đất nước sẽ phát triển.

- Muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng phải cố gắng học hành và rèn luyện để xây dựng đất nước ngày càng tốt hơn.

Tư tưởng “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Thân Nhân Trung không chỉ có giá trị đối với thế hệ ông đang sống mà cho đến ngày nay nó vẫn giữ nguyên ý nghĩa. Đối với một đất nước, muốn phát triển giàu mạnh vững bền thì yếu tố con người vô cùng cần thiết. Cần phải tìm người giỏi và giáo dục người giỏi để họ có thể gánh trên vai trọng trách nước nhà. “Hiền tài” được hiểu chính là những người tài giỏi, có đức độ, đầu óc sáng tạo và tấm lòng sáng trong có những ý kiến và định hướng đúng đắn cho sự phát triển đi lên của quốc gia. Những người tài giỏi sẽ đóng góp công lao không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển quốc gia.

Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 20: Đại Việt thời Lê Sơ (1428-1527)

1. Nhà Lê Sơ thành lập

- Tháng 4/1428 sau thắng lợi khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi lê ngôi Hoàng đế khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt, lập ra nhà Lê sơ, đóng đô Thăng Long.

- Tổ chức bộ máy chính quyền:

+ Hoàn thiện từ Trung ương đến địa phương. Thời Lê Thánh Tông thì hoàn chỉnh nhất.

+ Hoàng đế nắm mọi quyền hành kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

+ Cả nước có 13 Đạo thừa tuyên và một phủ Trung Đô. Đứng đầu địa phương An phủ sứ được thay bằng ba ti phụ trách ba lĩnh vực: quân sự, hành chính, luật pháp, hộ tịch, thuế khóa. Cấp đơn vị hành chính nhỏ nhất là xã.

- Luật pháp:

+ Năm 1483 Vua Lê thánh Tông cho ban hành bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức)

+ Nội dung: Bảo vệ quyền lợi vua, chế dộ phong kiến còn chú trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích sản xuất, bảo vệ quyền lợi phụ nữ.

- Quân đội:

+ Xây dựng quân đội mạnh, thực hiện chính sách “ ngụ binh ư nông”

+ Nhờ có quân đội mạnh, ý chí bảo vệ biên giới lãnh thổ, an ninh biên giới và chủ quyền quốc gia được giữ vững.

2. Tình hình kinh tế, xã hội

a. Kinh tế thời Lê sơ

- Nông nghiệp: Ban hành nhiều chính sách để khôi phục và phát triển nông nghiệp:

+ Thực hiện chính sách quân điền, chia ruộng đất công cho các thành viên trong làng xã.

+ Cấm giết trâu,bò bừa bãi, cấm điều động dân phu trong mùa cấy gặt.

+ Đặt một số chức quan chuyên lo về nông nghiệp: Khuyến nông sứ, Hà đê sứ, Đồn điền sứ,..

=> Nông nghiệp phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân ổn định.

- Thủ công nghiệp:

+ Đông kinh (Thăng Long) trở thành trung tâm kinh tế sầm uất với 36 phố phường, vừa sản xuất, buôn bán.

+ Các làng nghề thủ công phát triển, tiêu biểu: Gốm Chu Đậu (Hải Dương), làng làm đồ sắt Vân Chàng (Nam Định), đồ đồng Đại Bái (Bắc Ninh),…

+ Triều đình lập ra Cục bách tác chuyên về việc đúc tiền, vũ khí, đóng thuyền, may mũ áo cho quan,…

- Thương nghiệp: giao thương với nước ngoài phát triển.

+ Thuyền bè các nước láng giềng qua lại buôn bán ở cửa khẩu kiểm soát chặt chẽ.

+ Các sản phẩm: Sành, sứ, vải, lụa, lâm sản quý là mặt hàng được thương nhân nước ngoài ưa chuộng.

b. Xã hội thời Lê sơ

- Xã hội Đại Việt thời Lê sơ phân hóa nhiều tầng lớp. Phân biệt giữa Qúy tộc và thường dân sâu sắc, quy định bởi luật pháp.

+ Tầng lớp quý tộc: vua, quan lại có nhiều đặc quyền, đặc lợi.

+ Nông dân chiếm đại đa số dân cư. Họ cày ruộng đất công, nộp thuế, lao dịch, binh dịch, hoặc phải cày ruộng thuê của địa chủ, quan lại và nộp tô cho chủ ruộng.

+ Tầng lớp thương nhân, thợ thủ công ngày càng đông, không được xã hội phong kiến coi trọng. Nô tì giảm dần do nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt buôn bán nô tì.

3. Tình hình văn hóa, giáo dục

- Tư tưởng, tôn giáo:

Nho giáo chiếm độc tôn

+ Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

- Giáo dục:

+ Đào tạo quan lại với nội dung thi cử là các sách đạo Nho.

+ Sau khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc Tử Giám.

+ Ở các đạo, phủ đều có trường học.

+ Các khoa thi mở thường xuyên tuyển chọn quan lại. Những người đỗ đạc được khắc tên lên Văn bia ở Văn Miếu (bia Tiến sĩ) làm gương sáng cho muôn đời.

Bia Tiến sĩ của Văn Miếu Quốc Tử Giám - Hà Nội

- Văn học: đạt nhiều thành tựu nổi bật.

+ Văn học chữ Hán: Bình Ngô Đại Cáo (Nguyễn Trãi), Quỳnh uyển cửu ca (Lê Thánh Tông),..

+ Văn học chữ Nôm: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc am thi tập (Lê Thánh Tông),..

- Về sử học: bộ Đại Việt sử kí toàn thư - Ngô Sĩ Liên. Về địa lí có Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ, về y học có Bản thảo thực vật toát yếu của Phan Phu Tiên.

-  Về toán học: Đại thành toán pháp - Lương Thế Vinh, Lập thành toán pháp - Vũ Hữu.

- Nghệ thuật: Nhã nhạc cung đình Huế ra đời, quy định về nhạc khí và các bài biểu diễn.

+ Các loại hình nghệ thuật: Chèo, tuồng,…

- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc:

Nghệ thuật kiến trúc là các công trình lăng tẩm, cung điện. Điện Lam Kinh, Điện Kinh Thiên là những công trình đặc sắc.

+ Điêu khắc: sử dụng chất liệu đá, trao chuốt, tỉ mỉ, khối hình hòa quyện trong không gian là phong cách thời Lê Sơ.

4. Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu

- Nguyễn Trãi (1380-1420):

+ Là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

+ Khi đánh giặc hay khi xây dựng đất nước ông đều đề cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.

+ Những tác phẩm nổi tiếng: Quân trung từ mệnh tập, Bình ngô đại cáo, Lam Sơn thực lục, Dư địa chí,…

- Vua Lê Thánh Tông (1442-1497):

+ Lên ngôi năm 1460, đặt niên hiệu Quang Thuận. Năm 1470 đổi niên hiệu là Hồng Đức.

+ Ngoài tài trị nước ông còn là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

+ Ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị: Hồng Đức quốc thi âm tập, Quỳnh uyển cửu ca,…

+ Ông lập hội Tao Đàn (nhóm các nhà thơ) tạo nên trào lưu văn học cung đình, đánh dấu phát triển nền văn chương đương thời.

Vua Lê Thánh Tông (tranh vẽ minh họa)

- Lương Thế Vinh (1441-1496):

+ Là Nhà toán học. Ông đỗ Trạng nguyên năm 1463, do giỏi tính toán nên người ta gọi ông là Trạng Lường.

+ Công trình tiêu biểu: Đại thành toán pháp, ngoài ra còn là tác giả của tác phẩm Hí phường phả lục, mô tả các môn nghệ thuật chèo, tuồng, múa rối,…

Ngô Sĩ Liên ( thế kỉ XV):

+ Là nhà sử học thời Lê sơ. Ông đỗ Tiến sĩ năm 1442, đảm nhận vị trí quan trọng ở Hàn Lâm Viện.

+ Ông đóng vai trò trọng yếu trong việc biên soạn bộ quốc sử Đại Việt sử kí toàn thư.

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết:

Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Bài 18 : Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400-1407)

Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Bài 20: Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527)

Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Đánh giá

0

0 đánh giá