Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 19 từ đó học tốt môn Sử 7.
Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
Video giải Lịch sử 7 Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Chân trời sáng tạo
1. Một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Giải Lịch sử 7 trang 82 Chân trời sáng tạo
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 1.a SGK
Trả lời:
Hào kiệt khắp nơi tìm về Lam Sơn hội tụ dưới ngọn cờ khởi nghĩa của Lê Lợi là vì :
-Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn.
-Nhân dân không chịu khuất phục, lầm than nô lệ
-Lê Lợi là người yêu nước, giàu lòng nhân nghĩa, có chí khí, ...
Mục đích của các hào kiệt khi tụ hội về Lam Sơn là “nguyện một lòng cứu nước, chung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước để trong cõi được sống yên lành”.
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 1.b SGK
Trả lời:
Những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu của cuộc khởi nghĩa:
- Chịu nhiều tổn thất nặng nề. Ba lần Lê Lợi phải rút quân lên vùng núi Chí Linh.
- Giữa năm 1418, quân Minh vây ráp, tình thế nguy khốn, Lê Lai đã giả trang thành lê Lợi để nhử địch, cứu chủ.
- Nghĩa quân phải tạm hòa với quân Minh.
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 83 SGK Lịch sử và tư liệu 19.3
Trả lời:
Nguyễn Chích đề xuất kế hoạch chuyển địa bàn hoạt động chính của nghĩa quân vào Nghệ An:
- Nghệ An là nơi hiểm yếu, đất rộng, người đông…
- Dùng Nghệ An làm đất dừng chân, dựa vào sức người, của cải ấy để đánh Đông Đô.
Kế hoạch đánh chiếm Nghệ An đã giành thắng lợi lớn, giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân.
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 1.d trang 83 SGK
Trả lời:
Diễn biến chính trận Tốt Động- Chúc Động:
- Tháng 11-1426, Vương Thông chỉ huy viện binh kéo đến Đông Quan mở cuộc tấn công đánh vào Cao Bộ nơi quân Lam Sơn đóng giữ.
- Nghĩa quân mai phục ở Tốt Động, Chúc Động. Quân Minh rơi vào trận địa, bị phục kích, tổn thất nặng nề.
- Nghĩa quân vây hãm thành Đông Quan, giải phóng nhiều châu, huyện
Diễn biến chính trận Chi Lăng- Xương Giang
- tháng 10-1427, Liễu Thăng và Mộc Thạch dẫn 15 vạn quân chia thành 2 ngả, tiến vào nước ta cứu viện cho Vương Thông.
- Tại Chi Lăng, quân Minh rơi vào trận địa mai phục của nghĩa quân, Liễu Thăng bị chém đầu. Quân Minh rút chạy về Xương Giang.
- Nghe tin Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạch vội cho quân rút về nước.
2. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
Giải Lịch sử 7 trang 85 Chân trời sáng tạo
- Hãy trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 2 trang 85 SGK Lịch sử và Địa lí
Đọc lại nội dung mục 2 trang 85 SGK Lịch sử và Địa lí
Trả lời:
* Nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Tinh thần yêu nước, đoàn kết của cả dân tộc
- Nhân dân cùng tướng sĩ đoàn kết một lòng, hăng hái tham gia, ủng hộ khởi nghĩa.
- Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn của những người lãnh đạo khởi nghĩa.
* Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Đã lật đổ được ách thống trị của nhà Minh.
- Mở ra thời kì phát triển mới của quốc gia Đại Việt- thời Lê sơ.
Luyện tập - Vận dụng
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung mục 1 SGK
Trả lời:
Sự kiện |
Thời gian |
Ý nghĩa |
Hội thề Lũng Nhai |
1416 |
Chung sức đồng lòng, giữ gìn đất nước để trong cõi được sống yên lành. Một lòng đánh giặc cứu nước |
Giải phóng Nghệ An |
1424 |
Giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa vào đèo Hải Vân. |
Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động |
Tháng 11-1426 |
điều kiện vây hãm Đông Quan, giải phóng nhiều châu huyện. |
Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang |
Tháng 10-1427 |
Mưu đồ cứu viện Đông Quan của quân Minh bị tan vỡ, đồng thời khiến quân Minh phải đầu hàng và rút lui về nước. |
Hồi thề Đông Quan |
10-12-1427 |
Chấm dứt chiến tranh giữa quân Minh và quân khởi nghĩa Lam Sơn. |
Phương pháp giải:
Thông qua sách báo, internet tìm hiểu về Lê Sát
Trả lời:
Các vị anh hùng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: Lê Lai, Nguyễn Trãi, Nguyễn Biểu, Lê Thạch, Lê Lý, Lê Thận, Trịnh Khả, Lê Sát, Phạm Lôi, Lê Lãng, lê Ngân....
Lê Sát người làng Bỉ Ngũ (Lam Sơn), là bậc trí dũng song toàn. ông theo vua (Lê) Thái Tổ khởi binh, từng trải qua nhiều gian lao nguy hiểm, lập được nhiều công lao. Lê Sát là một trong những người đầu tiên hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của quân Minh do Lê Lợi khởi xướng và lãnh đạo. Nhờ có võ nghệ rất cao cường lại dũng cảm và giàu mưu lược, ngay từ đầu, Lê Sát đã được Lê Lợi tin cậy mà trao quyền chỉ huy một trong những đơn vị nghĩa sĩ của Lam Sơn. Cuộc đời của Lê Sát là cuộc đời của một võ tướng, một lòng một dạ chiến đấu vì nghĩa cứu nước, cứu dân và tuyệt đối trung thành với Lê Lợi. ông đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại đầu thế kỷ thứ XV.
Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
1. Một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
a. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
- Sau khi chiếm nước ta, Nhà Minh thiết lập bộ máy đô hộ, thẳng tay đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta.
- Lê Lợi là một hào trưởng đã tích trữ lương thực, vũ khí chờ đợi thời cơ khởi nghĩa và bí mật tập hợp những người cùng chí hướng => đông đảo anh hùng hào kiệt đã hội tụ về Lam Sơn, trong đó có Nguyễn Trãi.
- Đầu 1418 Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch, kêu gọi nhân dân khởi nghĩa.
Tại hội thề Lũng Nhai (1416) Lê Lợi cùng 18 nghĩa sĩ nguyện một lòng đánh giặc cứu nước
b. Những năm đầu của cuộc khởi nghĩa (1418-1423)
- Những năm đầu, nghĩa quân gặp nhiều khó khăn, chịu tổn thất lớn.
- Ba lần Lê Lợi phải rút lui lên núi Chí Linh, có lúc nghĩa quân chỉ còn 100 người.
- Trước tình thế đó, Lê Lợi chủ trương tạm hòa với quân Minh. Nguyễn Trãi đã thương lượng thành công.
- Mùa hè 1423 nghĩa quân về căn cứ Lam Sơn, từng bước khôi phục và phát triển lực lượng.
c. Mở rộng địa bàn hoạt động và giành những thắng lợi đầu tiên (1424-1425)
- Năm 1424 theo kế hoạch, Nguyễn Chích đề xuất, Lê Lợi chuyển địa bàn hoạt động, đưa quân tiến về phía Nam đánh chiếm Nghệ An.
- Chỉ trong vòng 10 tháng, nghĩa quân giải phóng một vùng rộng từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân.
d. Khởi nghĩa toàn thắng (1426-1427)
- Tháng 9/1426 nghĩa quân tiến quân ra Bắc, đánh thắng nhiều trận. Quân Minh phải rút vào thành Đông Quan (Hà Nội) cố thủ, chờ viện binh.
- Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn tiến công.
- Chiến thắng Tốt động - Chúc động:
+ Tháng 11/1426, Vương Thông chỉ huy viện binh tiến đánh vào thành Đông Quan và mở cuộc tấn công vào Cao Bộ => quân Minh lọt vào trận địa mai phục của ta ở Chốt động - Chúc động.
+ Bị phục kích, tổn thất nặng nề. Quân ta thừa thắng vây hãm thành Đông Quan và giải phóng nhiều châu huyện .
- Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang:
+ Tháng 10/1427 quân Minh lệnh cho Liễu Thăng và Mộc Thạnh dẫn 15 vạn quân chia làm 2 ngã tiến vào nước ta chi viện cho Vương Thông.
+ Tại Chi Lăng, quân Minh rơi vào trận địa phục kích của ta. Liễu Thăng bị chém đầu, số quân còn lại rút chạy về Xương Giang bị truy đuổi, tiêu diệt.
+ Nghe tin Liễu Thăng bị giết, Mộc thạnh rút chạy về nước.
- Hội thề Đông Quan:
+ Nghĩa quân Lam Sơn xiết chặt vòng quay thành Đông Quan. Nguyễn Trãi viết thư dụ Vương Thông ra hàng.
+ Ngày 10/12/1427 tại phía Nam thành Đông Quan diễn ra hội thề chấm dứt chiến tranh. Lê Lợi cấp thuyền, xe lương thảo cho quân Minh về nước.
Hội thề Đông Quan (tranh minh họa)
2. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Do tinh thần yên nước, đoàn kết của cả dân tộc, nhân dân cùng tướng sĩ đoàn kết tham gia, ủng hộ khởi nghĩa.
+ Có đường lối chiến thuật, chiến lược đúng đắn của những người lãnh đạo.
+ Lê Lợi, Nguyễn Trãi biết dựa vào dân, đưa cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, đất nước.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Lật đổ ách thống trị của nhà Minh.
+ Mở ra thời kì phát triển mới của quốc gia Đại Việt.
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết:
Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
Bài 18 : Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400-1407)
Bài 20: Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527)
Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI