Giải SGK Khoa học tự nhiên 8 Bài 36 (Kết nối tri thức): Điều hòa môi trường trong của cơ thể người

2.6 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người chi tiết sách Kết nối tri thức giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người

Mở đầu trang 150 KHTN 8: Hình bên mô tả một số triệu chứng của một người bị bệnh gout. Một trong những nguyên nhân gây bệnh trên là do rối loạn môi trường trong của cơ thể (tăng nồng độ uric acid trong máu). Môi trường trong của cơ thể là gì? Rối loạn môi trường trong gây ra những nguy cơ nào cho cơ thể?

  (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết thực tiễn.

Lời giải:

Môi trường trong cơ thể bao gồm máu, nước mô và bạch huyết.

Rối loạn môi trường trong cơ thể có thể có nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như: tiểu đường, bệnh gout, …

Câu hỏi trang 150 KHTN 8: Quan sát Hinh 36.1, mô tả các thành phần môi trường trong của cơ thể.

 (ảnh 2) 

Phương pháp giải:

Quan sát hình 36.1 và trả lời câu hỏi.

Lời giải:

Môi trường trong của cơ thể bao gồm máu, nước mô và mạch huyết.

Câu hỏi 1 trang 151 KHTN 8: Cân bằng môi trường trong cơ thể là gì và có vai trò như thế nào đối với cơ thể?

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về khái niệm cân bằng môi trường trong cơ thể.

Lời giải:

Cân bằng môi trường trong cơ thể là duy trì sự ổn định môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống của cơ thể diễn ra bình thường.

Câu hỏi 2 trang 151 KHTN 8: Sau khi ăn quá mặn, chúng ta thường có cảm giác khát. Việc uống nhiều nước sau khi ăn quá mặn có ý nghĩa gì đối với cơ thể?

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết về quá trình điều hòa hàm lượng sodium chloride trong máu.

Lời giải:

Khi ăn quá mặn, hàm lượng natri trong máu tăng cao làm áp suất thẩm thấu của máu tăng lên (máu đặc và khó di chuyển hơn trong hệ mạch), kích thích các thụ thể ở thành mạch máu phát xung thần kinh tới trung ương thần kinh, tạo cảm giác khát. Việc bổ sung nhiều nước sau khi ăn mặn giúp làm giảm áp suất thẩm thấu của máu về mức ổn định.

Hoạt động trang 151 KHTN 8: Đọc kết quả xét nghiệm nồng độ glucose và acid uric trong máu

 (ảnh 3)

Giả sử Bảng 36.1 là kết quả xét nghiệm của một bệnh nhân nam. Thảo luận nhóm, nhận xét về kết quả xét nghiệm, dự đoán các nguy cơ về sức khỏe của bệnh và đưa ra lời khuyên phù hợp.

Phương pháp giải:

Dựa vào kết quả xét nghiệm các chỉ số trong máu của bệnh nhân nam và so sánh với chỉ số bình thường.

Lời giải:

Hàm lượng glucose máu của bệnh nhân cao hơn mức bình thường

Hàm lượng uric acid máu của bệnh nhân thấp hơn so với mức bình thường.

→ bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá