Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người
Phần 1: 15 câu Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người
Đang cập nhật ...
Phần 2: Lý thuyết KHTN 8 Bài 36: Da và điều hòa thân nhiệt ở người
I. CHỨC NĂNG VÀ CẤU TẠO CỦA DA
1. Chức năng
Da có vai trò quan trọng đối với cơ thể:
- Là lớp bảo vệ đầu tiên, ngăn nước và các tác nhân có hại từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, ngăn mất nước từ bên trong cơ thể.
- Giữ vai trò quan trọng trong điều hòa thân nhiệt, bài tiết, tổng hợp vitamin D và là cơ quan thụ cảm của cơ thể.
2. Cấu tạo
- Da được cấu tạo gồm lớp biểu bì, lớp bì và lớp mỡ dưới da.
Cấu tạo và chức năng các lớp cấu tạo của da
Các lớp của da |
Thành phần cấu tạo |
Chức năng |
Lớp biểu bì |
Gồm tầng sừng, tầng tế bào sống. |
Có chức năng bảo vệ cơ thể, chống lại các tia tử ngoại, tránh vi sinh vật xâm nhập từ môi trường bên ngoài, ngăn ngừa sự mất nước của cơ thể. |
Lớp bì |
Gồm thụ quan, cơ co chân lông, tuyến mồ hôi, lông và bao lông, mạch máu, tuyến nhờn, dây thần kinh. |
Có chức năng giúp giảm sự tác động từ bên ngoài và làm lành vết thương, giúp nuôi dưỡng biểu bì, loại bỏ chất thải. |
Lớp mỡ dưới da |
Gồm các tế bào mỡ. |
Có chức năng cách nhiệt, tạo lớp đệm bảo vệ và đóng vai trò như một nguồn dự trữ năng lượng. |
II. ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT
1. Thân nhiệt
- Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể.
- Ở người bình thường, thân nhiệt duy trì ổn định ở mức 36,3 – 37,3oC. Đây là nhiệt độ tối ưu cho tất cả các phản ứng sinh hóa và enzyme trong tế bào.
Thân nhiệt duy trì ổn định ở mức 36,3 – 37,3oC
- Khi thân nhiệt ở dưới 36oC hoặc từ 38oC trở lên là biểu hiện trạng thái sức khỏe của cơ thể không bình thường.
Hạ thân nhiệt
2. Điều hòa thân nhiệt
- Điều hòa thân nhiệt là quá trình cơ thể điều chỉnh, cân đối cường độ sinh nhiệt và thải nhiệt sao cho nhiệt độ cơ thể duy trì ở mức bình thường.
- Trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi nhận tín hiệu thân nhiệt nóng hoặc lạnh, sẽ điều khiển các quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt thích hợp:
+ Khi trời nóng, các mạch máu dưới da dãn, tuyến mồ hôi tăng tiết mồ hôi, các cơ dựng lông dãn.
+ Khi trời lạnh, các mạch máu dưới da co, tuyến mồ hôi ngừng tiết mồ hôi, các cơ dựng lông co.
Cơ chế điều hòa thân nhiệt
- Khi hoạt động của trung tâm điều nhiệt bị rối loạn do nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng thân nhiệt cao hơn bình thường gọi là sốt.
3. Phương pháp phòng chống nóng, lạnh cho cơ thể
- Để thích ứng với điều kiện môi trường khắc nghiệt, con người sử dụng các phương tiện như nhà cửa, quần áo, lò sưởi, quạt máy, điều hòa nhiệt độ, cây xanh,… để giúp cơ thể chống nóng và chống lạnh:
+ Một số biện pháp chống nóng như: mặc trang phục thoáng mát, thấm hút mồ hôi; sử dụng mũ, nón; uống đủ nước;…
Một số biện pháp chống nóng
+ Một số biện pháp chống lạnh như: mắc trang phục dày, chất liệu giữ nhiệt tốt như vải bông, len,…
Một số biện pháp chống lạnh cho cơ thể
- Khi ở lâu trong điều kiện nhiệt độ môi trường quá cao hay quá thấp, quá trình điều hòa thân nhiệt của cơ thể không đáp ứng được với sự thay đổi của nhiệt độ của môi trường, dẫn đến thân nhiệt tăng (cảm nóng) hoặc giảm (cảm lạnh):
Một số biểu hiện khi bị cảm nóng và cảm lạnh
|
Cảm nóng |
Cảm lạnh |
Biểu hiện |
Cảm giác nóng bừng, môi khô, mồ hôi nhiều, đau đầu, chóng mặt, da ửng đỏ, tim đập nhanh, buồn nôn,… |
Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ho, đau họng, đau nhức cơ thể, hắt xì, sưng hạch bạch huyết, đau đầu,… |
Nguyên nhân |
Do ở dưới trời nắng quá lâu; không uống đủ nước khi trời nắng nóng;… |
Do ở trong môi trường lạnh quá lâu; do thời tiết thay đổi đột ngột, do virus gây bệnh ở đường hô hấp;… |
+ Để phòng chống bị cảm nóng hoặc cảm lạnh cần sử dụng các biện pháp chống nóng, lạnh phù hợp; giới hạn thời gian hoạt động dưới thời tiết khắc nghiệt và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống, vận động hợp lí.
Thực hiện các biện pháp chống nóng, lạnh phù hợp
III. THỰC HÀNH SƠ CỨU KHI BỊ CẢM NÓNG HOẶC CẢM LẠNH
1. Cơ sở lí thuyết
- Các biện pháp sơ cứu cho người bị cảm nóng giúp đẩy nhanh quá trình tỏa nhiệt nhờ bốc hơi nước, đối lưu và truyền nhiệt. Các vị trí chườm khăn là nơi có các động mạch lớn chạy qua.
- Các biện pháp sơ cứu cho người bị cảm lạnh giúp giảm quá trình tỏa nhiệt và tăng quá trình sinh nhiệt.
2. Các bước tiến hành
Chuẩn bị: quạt, chậu, chăn, khăn, nước, nước ấm để uống.
Tiến hành:
• Thực hành sơ cứu người bị cảm nóng:
- Bước 1: Di chuyển đến nơi thoáng mát.
- Bước 2: Gọi cấp cứu 115.
- Bước 3: Hạ nhiệt toàn thân.
Sơ cứu người bị cảm nóng
• Thực hành sơ cứu người bị cảm lạnh:
- Bước 1: Di chuyển đến nơi khô ráo, ấm áp.
- Bước 2: Gọi cấp cứu 115.
- Bước 3: Tăng nhiệt toàn thân: Cởi hết quần áo ướt, làm ấm bằng quần áo và chăn khô, uống nước ấm hoặc ăn cháo ấm,…
Sơ cứu người bị cảm lạnh
3. Đánh giá kết quả và câu hỏi
- Nêu ý nghĩa của mỗi việc làm trong bước 3 khi sơ cứu người bị cảm nóng và người bị cảm lạnh.
IV. CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ DA
- Một số bệnh về da: viêm da, ghẻ lở, hắc lào,…
Viêm da |
Ghẻ lở |
Hắc lào |
- Biện pháp chăm sóc và bảo vệ da:
+ Giữ tinh thần lạc quan, sinh hoạt điều độ.
+ Ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin và chất khoáng, uống nhiều nước.
+ Vệ sinh da và chống nắng đúng cách, bổ sung độ ẩm cho da, hạn chế trang điểm.
+ Bảo vệ da khỏi những tổn thương.
+ Vệ sinh môi trường sạch sẽ.
Ăn nhiều rau xanh và trái cây |
Vệ sinh da đúng cách |
Hạn chế trang điểm |
Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ |
Một số biện pháp chăm sóc và bảo vệ da
+ Khi bị mụn, không nên tự ý dùng tay nặn mụn vì có thể khiến vi khuẩn xâm nhập gây viêm.
Mụn trứng cá
- Một số biện pháp phục hồi khi da bị tổn thương: Khi một phần da của cơ thể bị mất khả năng phục hồi do bỏng, nhiễm khuẩn, chấn thương hoặc bệnh tật, bác sĩ có thể tiến hành một số biện pháp sau:
+ Ghép da tự thân (lấy da ở một vùng khác trên cùng cơ thể và cấy ghép vào vùng bị tổn thương).
+ Ghép da đồng loài (da được lấy từ người này ghép và ghép sang cho người khác).
+ Ghép da dị loài (da được lấy từ cá thể của loài này ghép cho một cá thể của loài khác).
+ Ngoài ra, da nhân tạo đang được nghiên cứu và bước đầu sử dụng trong ghép da.
Ghép da tự thân
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều hay, chi tiết khác: