Sau khi ăn quá mặn, chúng ta thường có cảm giác khát

891

Với giải Câu hỏi 2 trang 151 Khoa học tự nhiên lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KHTN lớp 8 Bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người

Câu hỏi 2 trang 151 KHTN 8: Sau khi ăn quá mặn, chúng ta thường có cảm giác khát. Việc uống nhiều nước sau khi ăn quá mặn có ý nghĩa gì đối với cơ thể?

Phương pháp giải:

Vận dụng hiểu biết về quá trình điều hòa hàm lượng sodium chloride trong máu.

Lời giải:

Khi ăn quá mặn, hàm lượng natri trong máu tăng cao làm áp suất thẩm thấu của máu tăng lên (máu đặc và khó di chuyển hơn trong hệ mạch), kích thích các thụ thể ở thành mạch máu phát xung thần kinh tới trung ương thần kinh, tạo cảm giác khát. Việc bổ sung nhiều nước sau khi ăn mặn giúp làm giảm áp suất thẩm thấu của máu về mức ổn định.

Lý thuyết Cân bằng môi trường trong của cơ thể

- Cân bằng môi trường trong của cơ thể là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống của cơ thể diễn ra bình thường.

- Khi môi trường trong của cơ thể không được duy trì ổn định (mất cân bằng) sẽ gây ra sự biến đổi hoặc rối loạn hoạt động của tế bào, cơ quan và cơ thể.

- Nồng độ glucose, sodium chloride, urea, uric acid và pH trong máu có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định môi trường trong của cơ thể. Nếu những yếu tố này mất cân bằng, cơ thể có nguy cơ mắc một số bệnh.

Ví dụ: 

Nếu chỉ số glucose trong máu cao hơn bình thường trong thời gian dài (chỉ số glucose khi không ăn trong vòng 8 giờ trên 7 mmol/L) thì cơ thể đã mắc bệnh tiểu đường. 

Nếu lượng uric acid trong máu cao hơn mức bình thường kéo dài sẽ dẫn đến mắc bệnh viêm khớp, gout, suy thận,... Nếu lượng uric acid trong máu thấp hơn bình thường trong thời gian dài, cơ thể có nguy cơ bị các bệnh rối loạn chức năng gan, thận.

- Để xác định nồng độ một số yếu tố trong cơ thể như nồng độ glucose, uric acid, người ta thường làm xét nghiệm máu hoặc nước tiểu.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá