Giải SGK Lịch Sử 10 Bài 6 (Chân trời sáng tạo): Văn minh Ai Cập cổ đại

12.5 K

Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 10 Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 10 Bài 6 từ đó học tốt môn Sử 10.

Giải bài tập Lịch sử lớp 10 Bài 6: Văn minh Ai Cập cổ đại

1. Cơ sở hình thành

Câu hỏi trang 28 Lịch sử 10: Em hiểu như thế nào về nhận định của sử gia Hy Lạp cổ đại Hê-rô-đốt: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.

Phương pháp giải:

B1: Chú ý mục I-1 SGK trang 27 từ đó thấy được vai trò quan trọng của sông Nin đối với việc hình thành nên văn hóa Ai Cập cổ đại.

B2: Các từ khóa cần chú ý: Sông Nin, phù sa, bồi đắp, nông nghiệp.

Trả lời:

Sông Nin có vai trò to lớn trong việc hình thành nên văn hóa Ai Cập cổ đại:

- Đem theo lượng phù sa màu mỡ bồi đắp cho đồng bằng dọc hai bên bờ sông, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

- Vùng thung lũng màu mỡ do sông Nin bồi đắp đã giúp cho người dân Ai Cập cổ đại có cuộc sống thịnh vượng và tồn tại đến ngày nay.

- Chắc chắn có thể khẳng định rằng nếu không có sông Nin, Ai Cập đã là một vùng đất cằn cỗi, hoang mạc từ rất nhiều năm về trước.

- Đời sống vật chất, đặc biệt là đời sống tinh thần của cư dân Ai Cập cổ đại đều dựa trên, có liên quan mật thiết đến dòng sông Nin.

Câu hỏi trang 28 Lịch sử 10: Quan sát Hình 6.2, em hãy mô tả một số hoạt động kinh tế của cư dân Ai Cập cổ đại.

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

B1: Đọc mục I-2 trang 28 SGK.

B2: Các từ khóa cần chú ý: trồng trọt, chăn nuôi gia súc, buôn bán, trao đổi, tiền tệ.

B3: Quan sát hình 6.2 qua đó thấy được 2 ngành chính trong nền kinh tế nông nghiệp đó chính là chăn nuôi và trồng trọt trong nền kinh tế Ai Cập cổ đại.

Trả lời:

Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của cư dân Ai Cập cổ đại:

- Họ biết trồng trọt theo mùa vụ với các loại cây như lúa mì, lúa mạch, nho, lanh,...chăn nuôi các loại gia súc như cừu, bò, dê,…

- Các nghề thủ công nghiệp cũng tương đối phát triển như nghề làm bánh mì, làm bia, nấu rượu, chế tác đá,...

- Việc buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các nước láng giềng cũng đã diễn ra. Hình thức trao đổi dưới dạng hàng – hàng (đổi hàng nông nghiệp và đồ thủ công), tiền tệ xuất hiện dưới dạng những mảnh kim loại.

Câu hỏi trang 29 Lịch sử 10: Quan sát Hình 6.3, em hãy xác định thành phần, vị trí các tầng lớp trong xã hội Ai Cập cổ đại.

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

B1: Chú ý mục I-3 trang 28, các từ khóa: chuyên chế, Pha-ra-ông, đại diện, quý tộc, tăng lữ, tầng lớp, phân hóa.

B2: Quan sát hình 6.3 qua đó thấy được sự phân hóa tầng lớp, địa vị từ trên xuống dưới của xã hội Ai Cập cổ đại.

Trả lời:

 Xã hội Ai Cập cổ đại là một xã hội có nhiều giai cấp tầng lớp và phân hóa rõ rệt:

- Đứng đầu nhà nước và xã hội là Pha-ra-ông có quyền lực tối cao về chính trị, tôn giáo, quân sự và là đại diện của thần thánh.

- Hỗ trợ, giúp vỡ cho vua là các quý tộc và tăng lữ đứng đầu là Tể tướng.

- Tầng lớp thợ thủ công gồm 2 thành phần: Loại thợ thủ công làm việc trong các nông trang của quan lại và đền miếu, và loại thợ thủ công tự do.

- Tầng lớp thương nhân chưa thực sự phát triển lắm.

- Giai cấp nông dân là giai cấp đông đảo nhất và là giai cấp giữ vai trò quan trọng nhất trong đời sống kinh tế xã hội.

- Giai cấp nô lệ ở Ai Cập cổ đại đông. Gồm tù binh, người bản xứ bị nô dịch, người do các nước lệ thuộc cống nạp. Nô lệ thuộc sở hữu của nhà nước, vua, quý tộc quan lại.

=> Xã hội gồm có giai cấp thống trị (quý tộc, tăng lữ), giai cấp bị trị (nông dân công xã, nô lệ).

2. Thành tựu văn minh tiêu tiểu

Câu hỏi 1 trang 29 Lịch sử 10: Thế nào là chữ tượng hình? Giá trị của chữ tượng hình Ai Cập cổ đại là gì?

Phương pháp giải:

B1: Quan sát hình 6.5 và hình 6.6 thấy được chữ tượng hình là chữ dùng để mô phỏng lại hình dạng các loài vật, sự vật,… dùng để biểu thị âm thanh hoặc ý nghĩa.

 (ảnh 2)

B2: Chú ý mục II-1 các từ khóa: 3000 năm TCN, chữ tượng hình, văn học.

Trả lời:

Chữ tượng hình là:

- Hình ảnh động vật hoặc đồ vật được sử dụng để biểu thị âm thanh hoặc ý nghĩa. 

- Chúng tương tự như các chữ cái, nhưng một chữ tượng hình duy nhất có thể biểu thị một âm tiết hoặc khái niệm.

Giá trị của chữ tượng hình Ai Cập cổ đại là:

- Nhờ có chữ viết mà văn học Ai Cập cổ đại rất phong phú về mặt thể loại, với nội dung phản ánh đời sống hiện thực, lưu danh chiến thắng của các Pha-ra-ông, ngợi ca thần linh.

- Chữ tượng hình Ai Cập ra đời giúp việc việc xây dựng, củng cố xã hội ổn định, vững chắc. Nó cũng lưu giữ các bí mật trong nhiều lĩnh vực bấy giờ của Ai Cập mà tới ngày nay vẫn chưa giải mã hết được.

Câu hỏi 2 trang 29 Lịch sử  10: Việc xây dựng thư viện A-lếch-xan-đri-a đồ sộ thời cổ đại khiến em suy nghĩ điều gì?

Phương pháp giải:

Dựa vào nội dung mục II-1, thư viện A-lếch-xan-đri-a là nơi lưu trữ hàng nghìn cuộn giấy (được tính như là đầu sách), lưu giữ những tri thức của nhân loại.

Trả lời:

Thư viện A-lếch-xan-đri-a nổi tiếng tại Ai Cập đã phát triển thịnh vượng trong sáu thế kỷ, trở thành trung tâm văn hóa và tri thức thời cổ đại

- Thư viện A-lếch-xan-đri-a tại Ai Cập – được xây dựng vào thế kỷ thứ tư trước Công nguyên – là một trong những nơi lưu giữ kho tàng kiến thức quan trọng nhất của thế giới cổ đại. 

- Nơi đây từng chứa đựng khoảng nửa triệu cuốn sách làm bằng giấy cói, bao gồm các tác phẩm nổi tiếng của Plato, Aristotle, Homer, Herodotus và nhiều học giả khác.

- Thư viện A-lếch-xan-đri-a nói riêng và thành phố A-lếch-xan-đri-a nói chung đã trở thành thủ đô tri thức của Ai Cập.

Câu hỏi 1 trang 30 Lịch sử 10: Tại sao người Ai Cập cổ lại sùng bái tự nhiên?

Phương pháp giải:

B1: Chú ý mục I-1,2 về cơ sở hình thành và điều kiện kinh tế của Ai Cập cổ đại, từ đó ta thấy được điều kiện tự nhiên có vai trò vô cùng quan trọng đối với xã hội Ai Cập cổ.

B2: Đọc mục II-2, các từ khóa: sùng bái tự nhiên, thờ cúng nhiều thần linh.

Trả lời:

- Xuất phát từ đặc điểm về điều kiện tự nhiên và đặc trưng kinh tế của Ai Cập cổ đại, ta thấy được rằng các nhân tố tự nhiên đóng vai trò rất quan trọng đối với xã hội Ai Cập.

- Sự ra đời của nhà nước Ai Cập cổ đại “bắt nguồn” từ dòng sông Nin, đặc trưng kinh tế nông nghiệp là chủ đạo cũng chủ yếu dựa vào dòng sông này.

- Mặt khác, Ai Cập là quốc gia theo thể chế quân chủ chuyên chế cổ đại, Pha-ra-ông đứng đầu bộ máy nhà nước. Tôn giáo được xem là công cụ của giai cấp thống trị cai trị nhân dân.

- Trong tôn giáo Ai Cập cổ đại, việc sùng bái tự nhiên chiếm một địa vị quan trọng. Thiên thần Nut, địa thần Geb, và thủy thần Osiris tức là sóng thần.

- Nhưng trong việc sùng bái tự nhiên thì việc sùng bái thần mặt trời Ra là tôn nghiêm và phổ biến hơn cả.

Câu hỏi 2 trang 30 Lịch sử 10: Theo em, tôn giáo, tín ngưỡng góp phần thúc đẩy sự phát triển những lĩnh vực nào của Ai Cập cổ đại?

Phương pháp giải:

B1: Đọc lại các nội dung trong mục I, II

B2: Rút ra nhận xét.

Trả lời:

Tín ngưỡng, tôn giáo có ảnh hưởng và ý nghĩa quan trọng trong văn hóa, xã hội, chính trị và nhiều thành tựu văn minh của Ai Cập cổ đại.

Câu hỏi trang 31 Lịch sử 10: Theo em, tại sao người Ai Cập lại rất giỏi về khoa học tự nhiên và kỹ thuật?

Phương pháp giải: 

Chú ý mục II-3, qua đó thấy được rằng những thành tựu của khoa học tự nhiên và kĩ thuật của người Ai Cập đều xuất phát từ những nhu cầu cần thiết của đời sống hằng ngày.

Trả lời:

Người Ai Cập rất giỏi về khoa học tự nhiên và kĩ thuật vì:

- Những thành tựu khoa học của người Ai Cập cổ được hình thành do nhu cầu của đời sống sản xuất thực tế, bất chấp sự thống trị của tín ngưỡng tôn giáo.

- Từ nhu cầu muốn biết thời tiết và mực nước của sông Nile để sắp xếp công việc đồng áng, nên người Ai Cập cổ đại đã sớm chú ý quan sát thiên văn. Từ đó sáng tạo ra lịch, các chòm sao, đồng hồ,…

- Toán đại số ra đời do nhu cầu phải đo đạc lại ruộng đất hàng năm bị nước lụt của sông Nile đem phù sa vào xóa lấp bờ ruộng.

- Toán hình xuất phát từ nhu cầu xây dựng Kim tự tháp.

- Y học rất phát triển do xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu cơ thể con người, chữa bệnh trong nhân dân, ướp xác của các Pha-ra-ông,…

Câu hỏi trang 31 Lịch sử 10: Người A-rập có câu nói: “Con người phải sợ thời gian nhưng thời gian phải sợ kim tự tháp”. Em có nhận xét gì về câu nói trên.

Phương pháp giải:

Đọc mục II-4 trang 31 SGK, các từ khóa cần chú ý: trường tồn, quyền uy, bất chấp.

Trả lời:

- Kiến trúc Ai Cập cổ đại có nhiều công trình kỳ vĩ, trường tồn với thời gian.

- Các kim tự tháp thể hiện rất rõ quyền uy của các Pha-ra-ông. Trải qua hàng ngàn năm, bất chấp thời gian và sự tàn phá của thiên nhiên, các kim tự tháp vẫn đứng sừng sững trên sa mạc.

Luyện tập và Vận dụng (trang 33)

Luyện tập 1 trang 33 Lịch sử 10: Hãy nêu cơ sở hình thành nền văn minh Ai Cập cổ đại.

Phương pháp giải:

Đọc lại mục I-1 trang 27 SGK.

Trả lời:

- Ai Cập nằm ở Đông Bắc Châu Phi, hạ lưu sông Nin. Sông Nin là một con sông dài nhất thế giới, khoảng 6500 km chảy từ Trung Phi lên Bắc Phi. 

- Phần đoạn chảy của sông Nin chảy qua Ai Cập đã đem theo lượng phù sa màu mỡ bồi đắp cho đồng bằng dọc hai bên bờ sông, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

- Ngay từ thời nguyên thuỷ con người đã tập trung sinh sống ở đây đông hơn các khu vực xung quanh. 

- Tới cách ngày nay khoảng 6000 năm, con người ở đây đã biết sử dụng những công cụ, vũ khí bằng đồng. 

- Công cụ bằng đồng giúp con người ở đây chuyển sang sống chủ yếu nhờ nghề nông, thoát khỏi cuộc sống săn bắn, hái lượm và sớm bước vào xã hội văn minh.

Luyện tập 2 trang 33  Lịch sử 10: Lập bảng tìm hiểu một thành tựu tiêu biểu trong mỗi lĩnh vực của nền văn minh Ai Cập cổ đại theo gợi ý sau:

STT

Lĩnh vực

Tên thành tựu

Ý nghĩa

1

?

?

?

2

?

?

?

Phương pháp giải:

Đọc lại mục II trang 29, 30, 31 SGK.

Trả lời:

 (ảnh 1)

Vận dụng 1 trang 33 Lịch sử 10: Em hãy kể tên những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại vẫn còn giá trị sử dụng trong thực tiễn đến ngày nay. Phân tích ý nghĩa và giá trị của những thành tựu đó.

Phương pháp giải:

B1: Đọc lại mục II trang 29, 30, 31 SGK.

B2: Xem lại câu 2 phần Luyện tập.

Trả lời:

Các thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại vẫn còn giá trị sử dụng trong thực tiễn đến ngày nay là: Triết học, toán học, tôn giáo.

Ý nghĩa và các giá trị của các thành tựu đó là:

Đối với tri thức và nghệ thuật:

- Các yếu tố triết học, toán học, khoa học và văn học quan trọng đều có những khởi đầu ở Ai Cập. 

- Người Ai Cập cũng phát triển một trong những hệ thống lý thuyết chính trị và luật học lâu đời nhất. Họ hoàn thiện các thành tựu thủy lợi, kỹ thuật, làm đồ gốm, thủy tinh và giấy.

- Đây đều là những yếu tố để kích thích văn hóa nhân loại đạt được vô số thành tựu ở thế kỉ sau.

Đối với tín ngưỡng và đạo đức:

- Lý thuyết đạo đức Ai Cập là nguồn phát sinh nhiều tiêu chuẩn hệ thống đạo đức cá nhân và xã hội của nhiều dân tộc khác

- Lý thuyết này không những bao gồm những điều cấm đoán thông thường, cấm nói dối, trộm cắp và giết người, mà còn hàm chứa nhiều quan niệm ca ngợi công lý, nhân từ và quyền bình đẳng của mọi người.

- Đây đều là những tri thức quan trọng để con người hiện tại nghiên cứu, khám phá tổ chức đời sống tinh thần của cư dân cổ đại.

 
 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Tìm kiếm trên Internet, sách báo về "biểu tượng văn minh Ai Cập"

Trả lời:

 (ảnh 2) Biểu tượng “chữ Ankh” – có ý nghĩa là cuộc sống. Chỉ có các Pharaoh, Hoàng hậu và các vị thần mới được phép mang biểu tượng này vì nó được tin là sẽ đem lại sức mạnh cho người cầm nó có thể ban hay tước đoạt sinh mệnh từ những người khác.

 (ảnh 3)  Con mắt Horus (hay mắt Ai Cập) - biểu tượng quyền lực của Ai Cập cổ đại, biểu tượng còn mang ý nghĩa hỗ trợ việc tái kiếp.
 (ảnh 4) Móc và néo – Biểu tượng của sức mạnh và quyền lực hoàng gia.

Lý thuyết Lịch sử 10 Bài 6:Văn minh Ai Cập

I. Cơ sở hình thành

1. Điều kiện tự nhiên và dân cư

a. Điều kiện tự nhiên

- Ai Cập cổ đại nằm ở đông bắc châu Phi.

- Địa hình:

+ Chia làm hai khu vực: cao nguyên Thượng Ai Cập ở phía nam và đồng bằng Hạ Ai Cập ở phía bắc.

+ 90% diện tích là sa mạc

+ Có nhiều khoáng sản như đá quý, vàng, đồng,…

- Sông Nin có phần chảy qua lãnh thổ Ai Cập cổ đại, nước dâng lên đem theo lượng phù sa màu mỡ bồi đắp cho đồng bằng dọc hai bên bờ sông, tạo điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 6: Văn minh Ai Cập

Sản xuất nông nghiệp ở lưu vực sông Nin

b. Dân cư

- Chủ yếu là các bộ lạc Li-bi.

- Các bộ tộc Ha-mít từ Tây Á tràn vào chiếm lĩnh vùng thung lũng sông Nin, tạo nên sự hỗn hợp chủng tộc

2. Điều kiện kinh tế

- Nông nghiệp:

+ Biết trồng trọt theo mùa vụ với các loại cây như lúa mì, lúa mạch, nho, lanh,..

+ Chăn nuôi gia súc như cừu, bò, dê,…

- Thủ công nghiệp: phát triển các nghề làm bánh mì, làm bia, nấu rượu, dệt vải, làm gốm, thuộc da, nấu thuỷ tinh, khai khoáng, chế tác đá, đúc đồng,...

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 6: Văn minh Ai Cập

Người Ai Cập cổ đại làm rượu nho

- Thương nghiệp:

+ Buôn bán với các nước láng giềng, trao đổi sản phẩm nông nghiệp và đồ thủ công.

+ Tiền tệ xuất hiện dưới dạng những mảnh kim loại.

3. Tình hình chính trị- xã hội

- Thiên niên kỉ IV TCN, do nhu cầu trị thuỷ, làm thuỷ lợi, nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời để tổ chức sản xuất và quản lí xã hội.

- Ban đầu, Ai Cập gồm hai vương quốc cổ là Thượng Ai Cập và Hạ Ai Cập, sau đó được thống nhất.

- Nhà nước Ai Cập cổ đại mang tính chất chuyên chế, đứng đầu là pha-ra-ông (vua) có quyền lực tối cao về chính trị, quân sự, tôn giáo, là đại diện của thần thánh. Giúp việc cho pha-ra-ông là các quý tộc và tăng lữ (thu chi thuế, xây dựng đền tháp, chỉ huy quân đội,..).

- Xã hội Ai Cập cổ đại gồm nhiều tầng lớp, có sự phân hoá địa vị, giàu nghèo rõ nét.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 6: Văn minh Ai Cập

Nông dân Ai Cập cổ đại

II. Thành tựu văn minh tiêu biểu

1. Chữ viết và văn học

a. Chữ viết

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 6: Văn minh Ai Cập

Chữ tượng hình Ai Cập

- Khoảng hơn 3.000 năm TCN, người Ai Cập đã sáng tạo chữ tượng hình (khoảng 1.000 chữ), sau đó vẽ thêm biểu hiện âm tiết, phát triển thành chữ cái (24 chữ).

- Họ viết trên đá, xương, vải gai, da thú hoặc gỗ, về sau chủ yếu viết trên giấy pa-pi-rút. Bút được làm từ những cây sậy rỗng ruột và bọc một miếng đồng ở phần đầu.

b. Văn học

- Thể loại: khá phong phú.

- Nội dung: phản ánh đời sống hiện thực, lưu danh chiến thắng của các pha-ra-ông, ngợi ca thần linh, giàu tính trào phúng.

- Thư viện A-lếch-xan-đri-a được xây dụng vào khoảng thế kỉ III TCN với hàng trăm nghìn cuộn giấy (đầu sách), chứa đựng nhiều tri thức của nhân loại.

2. Tín ngưỡng, tôn giáo

- Sùng bái tự nhiên, thờ cúng nhiều thần linh: thần có hình bò, sư tử, khỉ, cá sấu; thần A-mun (vua của các vị thần), thần Ra (thần Mặt Trời), thần Ô-si-dít (thần cai quản cõi chết và tái sinh),...

- Họ tin linh hồn con người là bất tử, sau khi chết nếu thể xác còn nguyên vẹn thì linh hồn sẽ quay trở lại hồi sinh con người. Quan niệm này dẫn đến tục ướp xác và xây lăng mộ để giữ thi thể tồn tại lâu dài.

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 6: Văn minh Ai Cập

Tranh mô phỏng việc ướp xác

3. Khoa học, kĩ thuật

a. Thiên văn học và phép tính lịch

- Tính thời gian bằng đồng hồ đo bóng Mặt Trời, đồng hồ nước.

- Vẽ bản đồ 12 cung hoàng đạo, biết các ngôi sao như Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ.

- Làm ra Dương lịch cổ: một năm có 365 ngày, chia thành 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, 5 ngày còn lại dành cho lễ hội.

b. Toán học

- Giỏi về Số học và Hình học.

- Phát minh hệ đếm thập phân, sáng tạo chữ số, giải phương trình bậc nhất.

- Tính được diện tích, thể tích của một số hình cơ bản, tính ra số pi = 3,1416,…

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 6: Văn minh Ai Cập

Các chữ số của người Ai Cập cổ đại

c. Y học

- Do tục ướp xác, người Ai Cập sớm có những hiểu biết về cấu tạo cơ thể người, đồng thời họ tìm hiểu được nguyên nhân của bệnh tật, mối quan hệ giữa tim và mạch máu.

- Việc chữa bệnh bước đầu được chuyên môn hoá.

d. Kĩ thuật

- Biết tạo ra con lăn, cần trục, bơm nước, đóng thuyền lớn đi biển, chế tạo vũ khí.

- Biết chế tạo thuỷ tinh màu, tạo được men màu trên đồ sứ và ứng dụng các công thức hoá học trong luyện kim,…

4. Kiến trúc và điêu khắc

a. Kiến trúc:Nổi bật nhất là các kim tự tháp thể hiện uy quyền của pha-ra-ông.

b. Điêu khắc

- Đạt trình độ cao, phục vụ cho việc xây dựng và trang trí đền đài, lăng mộ để thờ các thần linh và pha-ra-ông.

- Pha-ra-ông thường sai các nghệ nhân tạc tượng của mình và những người trong vương thất. Tượng thường được tạc trên đá, gỗ hoặc được đúc bằng đồng, nổi tiếng nhất là tượng Nữ hoàng Nê-phéc-ti-ti, tượng Nhân sư,..

Lý thuyết Lịch Sử 10 Chân trời sáng tạo Bài 6: Văn minh Ai Cập

Tượng Nhân sư và quần thể kim tự tháp

IV. Ý nghĩa của văn minh Ai Cập:

Là nền văn minh ra đời sớm nhất trên thế giới, để lại nhiều giá trị lịch sử sâu sắc.

- Các thành tựu văn minh tiêu biểu của Ai Cập cổ đại đã đánh dấu sự sáng tạo kì diệu, sức mạnh phi thường của con người trong quá trình chinh phục tự nhiên và phát triển xã hội.

- Là một trong những cái nôi đầu tiên của văn minh nhân loại.

Đánh giá

0

0 đánh giá