Cấu hình electron của ion K+

1 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bài viết cách viết Cấu hình electron của K+ giúp chúng ta hiểu rõ bản chất, có thể so sánh bán kính ion K+ với bán kính nguyên tử K. Mời các bạn đón xem:

Cấu hình electron của ion K+

I. Cấu hình electron của ion K+

1. Cấu hình electron của K+

Cấu hình electron của ion K+ là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6.

Viết gọn: [Ne] 3s2 3p6.

⇒ Cấu hình electron của ion K+ giống với cấu hình electron của khí hiếm Ar.

2. Cách xác định cấu hình electron ion K+

Cấu hình electron của nguyên tử K là 1s2 2s2 2p3s2 3p6 4s1 hay [Ar]4s1.

⇒ Số electron lớp ngoài cùng của K là 1.

⇒ Trong các phản ứng hóa học, nguyên tử K có xu hướng nhường 1 electron ở lớp ngoài cùng để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm gần nó nhất là Ar.

K ⟶ K+ + e

⇒ Cấu hình electron của ion K+ là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6.

Viết gọn: [Ne] 3s2 3p6.

3. Bài tập

Câu 1: Cho ion X+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s2 3p6. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là

A. chu kì 3, nhóm VIIA.

B. chu kì 4, nhóm IA.

C. chu kì 4, nhóm IB.

D. chu kì 4, nhóm VIIA.

Lời giải:

Đáp án B

X ⟶ X+ + e

Ion X+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s2 3p6.

⇒ Cấu hình electron của nguyên tử X là 1s2 2s2 2p3s2 3p6 4s1.

⇒ Nguyên tố X thuộc chu kì 4 (do có 4 lớp electron), nhóm IA (do có 1 electron hóa trị, nguyên tố s).

Câu 2: Cho ion R+ có tổng số hạt là 57. Trong hạt nhân ion có số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1. Tên của nguyên tố R và cấu hình electron của ion R+ là

A. Na; 1s2 2s2 2p6.

B. Na; 1s2 2s2 2p3s2 3p6.

C. K; 1s2 2s2 2p3s2 3p6.

D. K; 1s2 2s2 2p6.

Lời giải:

Đáp án C

Gọi số hạt electron, proton, nơtron của nguyên tử R là e, p, n.

Theo bài, ta có hệ:

(e1)+p+n=57p+1=ne=pe=p=19n=20

⇒ Nguyên tố R là K, có cấu hình electron: 1s2 2s2 2p3s2 3p64s1.

K ⟶ K+ + 1e

⇒ Cấu hình electron của ion K+ là 1s2 2s2 2p3s2 3p6.

II. So sánh bán kính của nguyên tử Kali và ion K+

1. So sánh

Bán kính nguyên tử kali lớn hơn bán kính ion K+.

So sánh bán kính của K và K+

2. Giải thích

Ta có, cấu hình electron của ion K+ là [Ne] 3s2 3p6.

⇒ Nguyên tử K đã nhường 1 electron lớp ngoài cùng để hình thành ion K+.

⇒ Bán kính của ion K+ nhỏ hơn bán kính của nguyên tử K.

Giải thích: Cả nguyên tử K và ion K+ đều có điện tích hạt nhân là 19+. Mà nguyên tử K có 19 electron còn ion K+ có 18 electron nên hạt nhân của ion K+ sẽ hút các electron mạnh hơn làm cho bán kính ion nhỏ hơn.

3. Ví dụ minh họa

Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Bán kính nguyên tử K lớn hơn bán kính ion K+.

B. Bán kính ion Ca2+ lớn hơn bán kính nguyên tử Ca.

C. Ion K+ có 19 electron.

D. Bán kính của nguyên tử Al và ion Al3+ là bằng nhau.

Xem thêm cấu hình electron các ion thường gặp hay, chi tiết khác:

Cấu hình electron của Mg2+

Cấu hình electron của Na+

Cấu hình electron của Zn2+

Cấu hình electron của F-

Cấu hình electron của O2-

 
Đánh giá

0

0 đánh giá