Lập bảng thống kê về sự phát triển kinh tế thời Đường và thời Minh-Thanh

9.2 K

Với giải Luyện tập 2 trang 29 Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Luyện tập 2 trang 29 Lịch sử 7: Lập bảng thống kê về sự phát triển kinh tế thời Đường và thời Minh-Thanh. Điểm khác biệt nổi bật nhất của kinh tế thời Minh-Thanh so với thời Đường là gì?

Lĩnh vực

Thời Đường

Thời Minh-Thanh

Nông nghiệp

   

Thủ công nghiệp

   

Thương nghiệp

   

Phương pháp giải:

B1: Đọc lại nội dung mục 2 và 3 SGK

B2: Rút ra sự khác nhau về nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp thời Minh-Thanh so với thời Đường

Trả lời:

Lĩnh vực

Thời Đường

Thời Minh-Thanh

Nông nghiệp

Miễn giảm sưu thuế, chế độ quân điền

- Gia tăng về diện tích, năng suất, sản lượng

- Nhập nhiều giống cây mới, xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh

Thủ công nghiệp

Gốm sứ, tơ lụa có mặt tại phương Tây

- Phát triển đa dạng

- Nổi tiếng: tơ lụa, đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy

- Xưởng thủ công xuất hiện, vùng chuyên môn sản xuất

Thương nghiệp

Gắn liền với “Con đường tơ lụa”.

Nhiều thương nhân nước ngoài đến sinh sống tại Trường An

- Buôn bán với nước ngoài phát triển mạnh

- Đến cuối thời Minh, triều Thanh, buôn bán với nước ngoài bị hạn chế

 
Điểm khác biệt nổi bật nhất của kinh tế thời Minh-Thanh so với thời Đường là thương mại dưới thời Đường được nhà nước khuyến khích, phát triển hết mức, nhưng đến cuối thời MInh, và nhà Thanh thì thương mại bị hạn chế.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Những nghề thủ công nổi tiếng nhất của Trung Quốc dưới thời Minh - Thanh là

A. dệt tơ lụa, làm đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy.

B. làm đồ sứ, dệt vải, đúc tiền, khảm trai.

C. dệt vải lụa, làm giấy, đan lát, làm gốm sứ.

D. đúc đồng, đóng thuyền, ươm tơ, chế tạo vũ khí.

Đáp án đúng là: A

Những nghề thủ công nổi tiếng nhất của Trung Quốc thời kì này là nghề dệt tơ lụa, làm đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,… (SGK - Trang 28)

Câu 2. Nội dung nào sau đây diễn tả sự phát triển của thương nghiệp Trung Quốc dưới thời Đường?

A. Hình thành những khu vực sản xuất chuyên môn hóa.

B. Quảng Châu trở thành thương cảng lớn nhất cả nước.

C. Nhà nước hạn chế giao thương, cấm buôn bán bằng đường biển.

D. Con đường tơ lụa trở thành tuyến đường buôn bán quốc tế.

Đáp án đúng là: D

Con đường tơ lụa trở thành tuyến đường buôn bán quốc tế với sự tham gia của thương nhân khắp thế giới (SGK - Trang 27)

Câu 3. Chính sách “lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân” thực hiện dưới thời Đường được gọi là

A. quân điền.

B. tỉnh điền.

C. tịch điền.

D. điền địa.

Đáp án đúng là: A

Nhà Đường ban hành những chính sách phát triển nông nghiệp như miễn giảm sưu thuế, lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân, gọi là chế độ quân điền (SGK - Trang 27)

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 26 Lịch sử 7: Hãy lập sơ đồ tiến trình phát triển của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (từ thời Đường đến thời Thanh)...

Câu hỏi trang 27 Lịch sử 7: Em hãy nêu những biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường. Mô tả sự thịnh vượng đó qua mô hình phục dựng 6.2 và tư liệu 6.3...

Câu hỏi trang 28 Lịch sử 7: Em hãy mô tả những biểu hiện sự phát triển kinh tế dưới thời Minh-Thanh. Bức tranh 6.6 cho em biết điều gì về hoạt động thương mại ở Trung Quốc thời Thanh?...

Luyện tập 1 trang 29 Lịch sử 7: Tại sao thời Đường là thời kì thịnh vượng của phong kiến Trung Quốc?...

Vận dụng 3 trang 29 Lịch sử 7: Thời Minh - Thanh, trấn Cảnh Đức (Giang Tây) trở thành kinh đô đồ sứ của Trung Quốc. Em hãy sưu tầm tư liệu trên sách báo, internet, viết 1 bài khoảng 15 dòng, giới thiệu về nghề làm đồ sứ ở Cảnh Đức....

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết:

Bài 5: Phong trào Cải cách tôn giáo

Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ giữa thế kỉ VII đến giữa thế ki XIX

Bài 8: Vương triều Gúp-ta

Bài 9: Vương triều Hồi giáo Đê-li

Đánh giá

0

0 đánh giá