Với giải sách bài tập Lịch Sử 7 Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch Sử 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Lịch Sử lớp 7 Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Bài tập 1 trang 21 SBT Lịch sử 7: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
A. Tần, Hán, Tuỳ, Nguyên, Minh, Thanh.
B. Tuỳ, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.
C. Đường, Ngũ đại, Tống, Nguyên, Minh, Thanh.
D. Đường, Tống, Nguyên, Ngũ đại, Minh, Thanh.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Câu 2 trang 21 SBT Lịch sử 7: Hai triều đại “ngoại tộc” ở Trung Quốc là
A. Tần và Đường.
B. Nguyên và Thanh.
C. Đường và Thanh.
D. Tống và Nguyên.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
Câu 3 trang 21 SBT Lịch sử 7: Triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là
A. Thanh.
B. Minh.
C. Nguyên.
D. Tống.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
thủ công nghiệp |
miễn giảm sưu thuế |
Trường An |
chế độ quân điền |
con đường tơ lụa |
tuyến đường buôn bán quốc tế |
Nhà Đường ban hành những chính sách phát triển nông nghiệp như ………………….............., lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân, gọi là ........................................ Không chỉ nông nghiệp, …………….................... và thương nghiệp thời Đường đều phát triển. Gốm sứ và tơ lụa của Trung Quốc theo ……………………..... đi đến tận phương Tây. Con đường tơ lụa trở thành .................. .............. với sự tham gia của thương nhân khắp thế giới. Trong thế kỉ VII và VIII, ................................... có khoảng 2 triệu người sinh sống, trong đó có cả người Nhật Bản, A-rập, Ba Tư, Hy Lạp,…
Trả lời:
Nhà Đường ban hành những chính sách phát triển nông nghiệp như miễn giảm sưu thuế, lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân, gọi là chế độ quân điền. Không chỉ nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Đường đều phát triển. Gốm sứ và tơ lụa của Trung Quốc theo con đường tơ lụa đi đến tận phương Tây. Con đường tơ lụa trở thành tuyến đường buôn bán quốc tế với sự tham gia của thương nhân khắp thế giới. Trong thế kỉ VII và VIII, Trường An có khoảng 2 triệu người sinh sống, trong đó có cả người Nhật Bản, A-rập, Ba Tư, Hy Lạp,…
Bài tập 3 trang 22 SBT Lịch sử 7: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
Kinh tế Trung Quốc dưới thời Minh - Thanh có đặc điểm gì nổi bật?
A. Hình thành một số đô thị với nhiều ngành thủ công truyền thống.
B. Kinh tế không phát triển do bị các chính sách của nhà nước kìm hãm.
C. Công thương nghiệp phát triển, xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.
D. Các xưởng thủ công lớn xuất hiện ở nhiều nơi.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Bài tập 4 trang 22 SBT Lịch sử 7: Đọc đoạn thơ dưới đây:
“Đống Đa xưa bãi chiến trường,
Ngổn ngang giặc chết vùi xương thành gò.
Mùng năm Tết trận thắng to,
Gió reo còn vắng tiếng hò ba quân.
Mùng năm giỗ trận tưng bừng,
Nhớ ngày chiến thắng vang lừng núi sông...”
(Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tiếng Việt 2, tập 2,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000, trang 47)
Hãy cho biết bài thơ nói đến sự kiện lịch sử nào của Việt Nam. Sự kiện này diễn ra trong triều đại nào của phong kiến Việt Nam và phong kiến Trung Quốc?
Trả lời:
- Bài thơ nói đến sự kiện: vua Quảng Trung lãnh đạo nhân dân Việt Nam đánh bại cuộc xâm lược của nhà Thanh (năm 1789).
- Sự kiện trên diễn ra dưới thời: Tây Sơn (ở Việt Nam) và nhà Mãn Thanh (ở Trung Quốc)
Bài tập 5 trang 23 SBT Lịch sử 7: Hãy trình bày hiểu biết của em về những từ khoá dưới đây:
TỪ KHOÁ |
NỘI DUNG |
Trường An |
|
Chế độ quân điền |
|
Con đường tơ lụa |
|
Quảng Châu |
|
Cảnh Đức |
|
Trả lời:
TỪ KHOÁ |
NỘI DUNG |
Trường An |
- Kinh đô của nhà Đường |
Chế độ quân điền |
- Chính sách chia cấp ruộng đất công cho dân đinh trong làng xã theo quy định của nhà nước phong kiến. |
Con đường tơ lụa |
- Tuyến đường thương mại kết nối Trung Quốc đến châu Âu. - Tuyến đường này được thiết lập từ thời nhà Hán |
Quảng Châu |
- Là một thương cảng lớn của Trung Quốc dưới thời Minh - Thanh |
Cảnh Đức |
- Là một thị trấn thuộc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc nổi tiếng với nghề làm đồ sứ |
Xem thêm các bài giải Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo
Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Bài 9: Vương triều hồi giáo Đê-li
Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
1. Khái lược tiến trình lịch sử trung quốc từ thế kỉ thứ VII đến giữa thế kỉ XIX.
- Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX Trung Quốc trải qua các triều đại lớn:
Thời gian |
Tên triều đại/ thời kì |
618 - 907 |
Nhà Đường |
907 - 960 |
Thời kì Ngũ Đại Thập quốc |
960 - 1279 |
Nhà Tống |
1271 - 1368 |
Nhà Nguyên |
1368 - 1644 |
Nhà Minh |
1644 - 1911 |
Nhà Thanh |
- Trong đó có 2 triều đại không phải do người Hán lập nên là triều Nguyên (người Mông Cổ thành lập) và triều Thanh ( người Mãn thành lập).
- Những triều đại phát triển về chính trị, kinh tế, văn hóa là nhà Đường, Tống, Minh.
- Nhà Thanh là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Quốc. Từ giữa thế kỉ XIX nhà Thanh suy yếu, Trung Quốc đứng trước nguy cơ bị thực dân phương Tây xâm lược.
Tranh vẽ người Mông Cổ tràn vào Trung Quốc lập ra triều Nguyên (minh họa)
2. Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường
a. Tổ chức bộ máy nhà nước:
- Bộ máy nhà nước được củng cố hoàn thiện hơn từ trung ương đến địa phương
- Cử người thân tín đi cai quản các địa phương
- Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.
b. Chính sách đối ngoại:
- Tiến hành chính sách bành trướng lãnh thổ bằng các cuộc chiến tranh xâm lược: Triều Tiên, Nội Mông, Tây Vực, cũng cố chế độ cai trị ở An Nam.
- Cuối thế kỉ VII lãnh thổ nhà Đường rộng gần gấp đôi nhà Hán.
c. Tình hình kinh tế:
- Vê nông nghiệp: Thi hành nhiều biện pháp giảm tô, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân. Thực hiện chế độ quân điền, do đó sản xuất phát triển.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển. Gốm sứ và tơ lụa theo con đường tơ lụa đi đến tận Phương Tây
- Thương nghiệp: hình thành con đường tơ lụa và trở thành tuyến đường buôn bán quốc tế của nhiều thương nhân khắp thế giới.
=> Kinh tế phát triển phồn thịnh.
Thương nhân buôn bán trên con đường tơ lụa
3. Sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh.
- Năm 1368, Chu Nguyên Chương lập đổ nhà Nguyên, lên ngôi Hoàng đế lập ra nhà Minh.
- Ba thế kỉ sau, lợi dụng sự bất ổn cuối nhà Minh, người Mãn từ phía Đông Bắc tràn xuống, xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc lập ra nhà Thanh (1644).
- Triều Minh - Thanh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế:
* Nông nghiệp:
+ Sản xuất nông nghiệp gia tăng về sản lượng, diện tích, năng suất.
+ Giảm thuế khóa, chia ruộng đất cho nông dân, chú trọng canh tác thủy lợi.
+ Áp dụng luân canh cây trồng, chọn giống cây mới
+ Xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh trồng ngũ cốc, chè, bông,…
* Thủ công nghiệp:
+ Xuất hiện những ngành nghề thủ công nổi tiếng: Dệt tơ lụa, làm đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,…
+ Các xưởng thủ công xuất hiện ngày càng nhiều ở thành thị. Thời nhà Thanh hình thành nên những khu vực chuyên môn hóa sản xuất cao, đông đảo người làm thuê đến.
Gốm men xanh thời Minh
* Thương nghiệp: Hoạt động buôn bán trong và ngoài nước phát triển.
+ Quảng Châu trở thành thương cảng lớn nhất thu hút thương nhân nước ngoài đến buôn bán. + Hàng hóa trao đổi buôn bán với các nước như Ấn Độ, Ba Tư, các nước Đông Nam Á,….
+ Cuối nhà Minh, thực hiện chích sách hạn chế ngoại thương, cấm buôn bán bằng đường biển.
+ Đến thời nhà Thanh cấm đoán ngặt nghèo hơn => mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện.