Với giải Câu hỏi trang 28 Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Câu hỏi trang 28 Lịch sử 7: Em hãy mô tả những biểu hiện sự phát triển kinh tế dưới thời Minh-Thanh. Bức tranh 6.6 cho em biết điều gì về hoạt động thương mại ở Trung Quốc thời Thanh?
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 3 trang 28, 29 SGK
Trả lời:
Sự phát triển kinh tế dưới thời Minh-Thanh:
- Nông nghiệp:
+ Gia tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
+ Các vua đầu triều Minh-Thanh thường giảm thuế khóa, chia ruộng đất cho nông dân, chú trọng thủy lợi.
+ Luân canh cây trồng, nhập nhiều giống mới, xây nhiều đồn điền chuyên trồng ngũ cốc, chè, bông…
- Thủ công nghiệp:
+ Phát triển. Nhiều mặt hàng nổi tiếng: tơ lụa, đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,...
+ Xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi, chủ yếu ở thành thị, hình thành khu vực chuyên môn hóa sản xuất
- Thương mại:
+ Buôn bán trong và ngoài nước phát triển mạnh.
+ Thương nhân Trung Quốc đen hàng hóa, trao đổi buôn bán với thế giới.
+ Cuối triều Minh, sang triều Thanh, hoạt động buôn bán với bên ngoài bị hạn chế
Hoạt động thương mại ở Trung Quốc thời Thanh bị cấm đoán. Mầm mống Tư bản chủ nghĩa xuất hiện nhưng không phát triển được.
Lý thuyết Sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh.
- Năm 1368, Chu Nguyên Chương lập đổ nhà Nguyên, lên ngôi Hoàng đế lập ra nhà Minh.
- Ba thế kỉ sau, lợi dụng sự bất ổn cuối nhà Minh, người Mãn từ phía Đông Bắc tràn xuống, xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc lập ra nhà Thanh (1644).
- Triều Minh - Thanh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế:
* Nông nghiệp:
+ Sản xuất nông nghiệp gia tăng về sản lượng, diện tích, năng suất.
+ Giảm thuế khóa, chia ruộng đất cho nông dân, chú trọng canh tác thủy lợi.
+ Áp dụng luân canh cây trồng, chọn giống cây mới
+ Xây dựng nhiều đồn điền chuyên canh trồng ngũ cốc, chè, bông,…
* Thủ công nghiệp:
+ Xuất hiện những ngành nghề thủ công nổi tiếng: Dệt tơ lụa, làm đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,…
+ Các xưởng thủ công xuất hiện ngày càng nhiều ở thành thị. Thời nhà Thanh hình thành nên những khu vực chuyên môn hóa sản xuất cao, đông đảo người làm thuê đến.
Gốm men xanh thời Minh
* Thương nghiệp: Hoạt động buôn bán trong và ngoài nước phát triển.
+ Quảng Châu trở thành thương cảng lớn nhất thu hút thương nhân nước ngoài đến buôn bán. + Hàng hóa trao đổi buôn bán với các nước như Ấn Độ, Ba Tư, các nước Đông Nam Á,….
+ Cuối nhà Minh, thực hiện chích sách hạn chế ngoại thương, cấm buôn bán bằng đường biển.
+ Đến thời nhà Thanh cấm đoán ngặt nghèo hơn => mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết:
Bài 5: Phong trào Cải cách tôn giáo
Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ giữa thế kỉ VII đến giữa thế ki XIX
Bài 9: Vương triều Hồi giáo Đê-li