Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ giữa thế kỉ VII đến giữa thế ki XIX sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 7 từ đó học tốt môn Sử 7.
Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ giữa thế kỉ VII đến giữa thế ki XIX
Video giải Lịch sử 7 Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ giữa thế kỉ VII đến giữa thế ki XIX - Chân trời sáng tạo
1. Nho giáo
Giải Lịch sử 7 trang 30 Chân trời sáng tạo
Phương pháp giải:
B1: Đọc thêm mục “Em có biết” trang 30 SGK
B2: Để hiểu được lí do vì sao Nho giáo có vị trí quan trọng trong xã hội phong kiến cần chú ý đến “tam cương, “ngũ thường”
Trả lời:
Nội dung cơ bản của Nho giáo:
- Chủ trương dùng đạo đức để cai trị và duy trì tôn ti trật tự xã hội.
- Nho giáo chủ trương duy trì kỉ cương xã hội trên cơ sở phải tuân theo Tam cương, Ngũ thường
- Phụ nữ phải tuân theo Tam tòng, Tứ đức
- Từ thời Đường trở đi, việc tổ chức các khoa thi đều lấy nội dung trong sách Nho giáo để làm đề thi.
Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc vì các triều đại phong kiến Trung Quốc đều chú trọng củng cố quyền lực tối cao của nhà vua và dòng họ. Đồng thời củng cố bộ máy chính quyền làm sao với tay xuống tận các địa phương. Đi liền với những chính sách này, các triều đại phong kiến cần có một hệ tư tưởng đi kèm. Nho giáo bao gồm các quan niệm về quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng vợ là giường mối, kỉ cương đạo đức phong kiến. Nho giáo mặc dù sau này có ít nhiều thay đổi qua các thời đại nhưng vẫn là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến… => Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Trung Quốc bởi nó là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền.
2. Văn học, sử học
Giải Lịch sử 7 trang 31 Chân trời sáng tạo
- Hãy nêu các thành tựu tiêu biểu của sử học Trung Quốc thời phong kiến.
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung mục 2 SGK
Trả lời:
- Ba tác giả tiêu biểu của thơ Đường: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị
- Tứ đại danh tác của Trung Quốc gồm: Thủy Hử (Thi Nại Am), Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Tây Du Kí (Ngô Thừa Ân), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần)
- Các thành tựu sử học tiêu biểu của Trung Quốc: Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán thư, Đường thư, Tống sử, Minh sử,...
3. Kiến trúc, điêu khắc, hội họa
Phương pháp giải:
B1: Đọc lại nội dung mục 3 trang 31 SGK Lịch sử 7
B2: Có thể kẻ bảng thành tựu về kiến trúc, điêu khắc, hội họa Trung Quốc
Trả lời:
Lĩnh vực |
Thành tựu |
Kiến trúc |
- Ba loại hình: kiến trúc cung điện, kiến trúc tôn giáo, kiến trúc lăng tẩm - Công trình: Tử Cấm Thành, chùa Thiên Ninh, Thập Tam lăng |
Điêu khắc |
Phong phú về đề tài và chất liệu. Công trình: tượng Phật nghìn mắt nghìn tay và tượng Phật trên núi Lạc Sơn |
Hội họa |
tranh thủy mặc, thư pháp, họa pháp Tác gia nổi tiếng: Triệu Mạnh Phủ, Tô Đông Pha,... |
Luyện tập - vận dụng
Giải Lịch sử 7 trang 32 Chân trời sáng tạo
Lĩnh vực |
Thành tựu |
Nhận xét |
? |
? |
? |
Phương pháp giải:
B1: Đọc lại nội dung mục 1,2,3 SGK
B2: Tổng hợp lại các thành tựu từ các lĩnh vực: tư tưởng, văn sử học, nghệ thuật.
B3: Từ đó rút ra nhận xét theo ý kiến cá nhân của em về các thành tựu.
Trả lời:
Lĩnh vực |
Thành tựu |
Nhận xét |
Tư tưởng |
Nho giáo là hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc |
Nho giáo đã đưa Trung Quốc bước vào thời kì thịnh trị, nhưng cũng chính nho giáo kìm hãm sự phát triển của khoa học kĩ thuật. |
Văn học, sử học |
Đỉnh cao có thơ Đường, tiểu thuyết thời Minh-Thanh. Các bộ Sử kí của Tư Mã Thiên, Tốn Sử, Minh Sử,... |
Các thành tựu văn-sử học của Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng trong nước mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong khu vực. Để lại giá trị cao đến tận ngày nay. |
Nghệ thuật |
Phong phú và đa dạng. Tiêu biểu như: Tử Cấm Thành, Vạn lí trường thành, tượng Phật, các tác phẩm thư pháp, tranh thủy mặc |
Ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong khu vực. Nhiều công trình, tác phẩm còn tồn tại đến ngày nay. |
Phương pháp giải:
Tìm hiểu thông qua sách báo internet.
Trả lời:
Một số công trình kiến trúc thời phong kiến của Trung Quốc mà em thích như:
- Tử Cấm Thành (còn gọi là Cố Cung) là một cung điện hoàng gia được xây dựng lần đầu từ năm 1406 đến năm 1420 thời nhà Minh với tổng diện tích là 720.000 mét vuông, tọa lạc tại Đông Thành, Bắc Kinh, Trung Quốc. Ngày nay, nơi đây là điểm du lịch không thể không đến ở Bắc Kinh.
Vạn lý Trường Thành được xây dựng trong suốt 2.000 năm ở biên giới phía bắc của Trung Quốc thời phong kiến, với nhiều lớp tường thành song song với nhau. Tổng chiều dài của Vạn lý Trường Thành là hơn 21.000km, dài hơn một nửa chu vi Trái đất, với chiều cao trung bình 7,8 mét.
Chùa Thiếu Lâm Tự: Chùa được xây dựng vào năm 495, trong triều đại Bắc Ngụy. Sau hơn 1.500 năm tồn tại, nơi đây là một trong những ngôi chùa cổ nhất Trung Quốc. Nó cũng từng nhiều lần bị hủy hoại, và được trùng tu.Chùa nổi tiếng với với các công trình như Thiên vương điện, Thiên Phật điện, Tàng kinh các, Lập Tuyết đình…
Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
1. Nho Giáo
- Từ thời Hán, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng và đạo đức của giai cấp phong kiến.
- Chủ trương: Dùng đạo đức để cai trị và tôn ti trật tự xã hội
- Thời Đường việc tổ chức khoa thi tuyển chọn quan lại đều lấy nội dung trong các sách đạo Nho => vị trí Nho Giáo ngày càng vững chắc trong xã hội Trung Quốc.
Khổng Tử và các học trò (tranh vẽ thời Tống)
2. Văn học, sử học
- Văn học:
+ Đạt được nhiều thành tựu trên các thể loại: thơ, từ, phú, kịch,…
+ Thơ Đường được coi là đỉnh cao của thơ ca Trung Quốc có giá trị về nghệ thuật và hiện thực: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,..
+ Thời Nguyên, tiểu thuyết ra đời và đạt đỉnh cao dưới thời Minh – Thanh, tiêu biểu là Thủy Hử ( Thi Nại Am), Tam Quốc Diễn Nghĩa (La Quán Trung), Tây Du Ký (Ngô Thừa Ân), Hồng Lâu Mộng (Tào Tuyết Cầm).
Nhà thơ Lý Bạch (tranh vẽ)
- Sử học:
+ Ngoài bộ Sử kí của Tư Mã Thiên thời Hán, các triều đại khác đã biên soạn nhiều tác phẩm khác như: Hán thư, Đường thư, Tống sử, Minh sử,…
+ Thời Minh - Thanh có những bộ bách khoa đồ sợ như Vĩnh lạc đại điển và Tứ khố toàn thư.
3. Kiến trúc, điêu khắc và hội họa
- Kiến trúc: Có 3 loại hình:
+ Kiến trúc cung điện, ví dụ: Tử Cấm Thành…
+ Kiến trúc lăng tẩm, ví dụ: Thập Tam Lăng…
+ Kiến trúc tôn giáo, ví dụ: chùa Thiên Ninh, chùa Thiếu Lâm
- Điêu khắc: Phong phú về đề tài và chất liệu, tiêu biểu nhất là: tượng Phật nghìn mắt nghìn tay, tượng Phật trên núi Lạc Sơn….
- Hội họa: nổi tiếng là tranh thủy mặc (vẽ bằng mực tàu), nghệ thuật vẽ tranh họa pháp kết hợp với nghệ thuật viết chữ thư pháp.
Tranh thủy mặc
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết:
Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX