Với giải Câu hỏi trang 27 Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Câu hỏi trang 27 Lịch sử 7: Em hãy nêu những biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường. Mô tả sự thịnh vượng đó qua mô hình phục dựng 6.2 và tư liệu 6.3
Phương pháp giải:
Quán sát hình 6.2 và đọc tư liệu 6.3 có thể thấy: khung cảnh đường phố nhộn nhịp, sự phồn thịnh thể hiện ở việc nơi đâu cũng có lương thực “khách đi đường mấy nghìn dặm không cần mang theo lương thực”.
Trả lời:
Những biểu hiện sự thịnh vượng của Trung Quốc thời Đường:
- Nhà nước được củng cố và hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.
- Khoa thi được tổ chức để tuyển chọn nhân tài làm quan
- Mở rộng lãnh thổ, đem quân xâm chiếm Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm chiếm Triều Tiên, củng cố chế độ cai trị ở An Nam
- Miễn giảm sưu thuế, lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân,...
- Gốm sứ và tơ lụa của Trung Quốc theo con đường tơ lụa đi đến tận phương Tây.
- Thế kỉ VII và VIII, Trường An có nhiều người sinh sống, trong đó có cả người Nhật Bản, A-rập, Ba Tư, Hy Lạp.
Lý thuyết Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời Đường
a. Tổ chức bộ máy nhà nước:
- Bộ máy nhà nước được củng cố hoàn thiện hơn từ trung ương đến địa phương
- Cử người thân tín đi cai quản các địa phương
- Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài.
b. Chính sách đối ngoại:
- Tiến hành chính sách bành trướng lãnh thổ bằng các cuộc chiến tranh xâm lược: Triều Tiên, Nội Mông, Tây Vực, cũng cố chế độ cai trị ở An Nam.
- Cuối thế kỉ VII lãnh thổ nhà Đường rộng gần gấp đôi nhà Hán.
c. Tình hình kinh tế:
- Vê nông nghiệp: Thi hành nhiều biện pháp giảm tô, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân. Thực hiện chế độ quân điền, do đó sản xuất phát triển.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển. Gốm sứ và tơ lụa theo con đường tơ lụa đi đến tận Phương Tây
- Thương nghiệp: hình thành con đường tơ lụa và trở thành tuyến đường buôn bán quốc tế của nhiều thương nhân khắp thế giới.
=> Kinh tế phát triển phồn thịnh.
Thương nhân buôn bán trên con đường tơ lụa
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết:
Bài 5: Phong trào Cải cách tôn giáo
Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ giữa thế kỉ VII đến giữa thế ki XIX
Bài 9: Vương triều Hồi giáo Đê-li