Giải SGK Lịch Sử 7 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Phong trào Cải cách tôn giáo

8.2 K

Lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Bài 5: Phong trào Cải cách tôn giáo sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch Sử 7 Bài 5 từ đó học tốt môn Sử 7.

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 5: Phong trào Cải cách tôn giáo

Video giải Lịch sử 7 Bài 5: Phong trào Cải cách tôn giáo - Chân trời sáng tạo

1. Nguyên nhân của phong trào Cải cách tôn giáo

Giải Lịch sử 7 trang 24 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi trang 24 Lịch sử 7: - Vì sao xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo?

- Tại sao việc nhà thờ bán “thẻ miễn tội” lại châm ngòi cho phong trào Cải cách tôn giáo bùng nổ?

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại nội mục 1 trang 24 SGK Lịch sử 7 CTST

Bước 2: Đọc phần mục “Em có biết” trang 24 và liên hệ, tư duy đến trường hợp những người nghèo.

Trả lời:

- Phong trào Cải cách tôn giáo xuất hiện vì:

+ Thời kì Phục hưng, Giáo hội công khai đàn áp những  tư tưởng tiến bộ, trở thành một thế lực cản trở bước tiến của xã hội. 

+ Giai cấp tư sản đang lên muốn thay đổi và “cải cách” lại tổ chức Giáo hội. 

+ Năm 1517, Giáo hội cho phép tự do bán “thẻ miễn tội”. Sự kiện này đã làm bùng lên phong trào Cải cách tôn giáo ở Tây Âu cuối thời kì trung đại. 

- Việc nhà thờ bán “thẻ miễn tội” châm ngòi cho phong trào Cải cách tôn giáo bùng nổ vì: “Thẻ miễn tội” có thể xóa bỏ mọi tội lỗi cho con người. Giá bán tùy theo khả năng chi trả của người mua, vì vậy người giàu có thể mua, người nghèo không có tiền để chi trả. Gây bất công và nảy sinh những mâu thuẫn trong lòng xã hội.

2. Nội dung và tác động của cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu

Giải Lịch sử 7 trang 25 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi trang 25 Lịch sử 7: - Nội dung cơ bản của các cuộc cải cách tôn giáo là gì? Theo em, tư liệu 5.2 và 5.3 thể hiện nội dung nào của cải cách?

- Xã hội châu Âu đã có những thay đổi gì từ phong trào Cải cách tôn giáo?

 (ảnh 1)

 (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Bước 1: Đọc lại nội dung mục 2 SGK Lịch sử 7 CTST

Bước 2: Quan sát hình 5.2, 5.3, biết được nội dung của bức hình.

Trả lời:

* Nội dung cơ bản của các cuộc cải cách tôn giáo là:

- Các nhà cải cách tôn giáo công khai phê phán những hành vi sai trái của Giáo hội, chống lại việc Giáo hội tùy tiện giải thích Kinh thánh. 

- Phủ nhận vai trò của Giáo hội, Giáo hoàng và chủ trương không thờ tranh tượng, xây dựng một Giáo hội đơn giản, tiện lợi và tiết kiệm thời gian.

Theo em, tư liệu 5.2 và 5.3 thể hiện cải cách trong tôn giáo. Khi nhà thờ đạo Tin lành (hình 5.2) không có tranh ảnh, tượng thờ, ghế ngồi bằng gỗ cứng. Thể hiện sự giản tiện trong cách bài trí. Và giúp đỡ người nghèo (Theo tư liệu 5.3)

* Xã hội châu Âu đã có những thay đổi từ phong trào Cải cách tôn giáo:

- Phân chia đạo Ki-tô thành hai giáo phái: Cựu giáo (Thiên chúa giáo) và Tân giáo (Tin lành)

- Các thế lực bảo thủ đã đàn áp những người theo Tân giáo dẫn đến tình trạng bất ổn trong xã hội Tây Âu thế kỉ XVI- XVII và châm ngòi chiến tranh nông dân Đức (1524)

- Thuận lợi cho hoạt động phát triển kinh tế của tư sản.

Luyện tập - Vận dụng

Luyện tập 1 trang 25 Lịch sử 7: Tại sao nói cải cách tôn giáo là một phong trào chống lại chế độ phong kiến Tây Âu?

Phương pháp giải:

Đọc lại nội dung mục 2 SGK

Trả lời:

Nói cải cách tôn giáo là một phong trào chống lại chế độ phong kiến châu Âu vì:

- Các nhà cải cách đã công khai phê phán những hành vi của Giáo hội, chống lại việc Giáo hội tùy tiện giải thích Kinh thánh

- Chiến tranh nông dân ở Đức 1524- là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ tư sản chống phong kiến.

- Hầu hết các thành phố theo đạo Tin lành có kinh tế phát triển hơn các thành phố theo đạo Công giáo.

Vận dụng 2 trang 25 Lịch sử 7: Sưu tầm tư liệu về Mác-tin Lu-thơ và tư tưởng cải cách của ông

Phương pháp giải:

Sưu tầm thông tin qua sách báo, internet

Trả lời:

Martin Luther (Martin Luder, Máttinô Lutêrô hay Martinus Lutherus; 10 tháng 11 năm 1483 – 18 tháng 2 năm 1546) là nhà thần học người Đức, tu sĩ Dòng Augustinô, và là nhà cải cách tôn giáo.

Vào ngày này năm 1517, linh mục và học giả Martin Luther đã đến gần cánh cửa nhà thờ Castle ở Wittenberg, Đức, và đóng vào đó một mảnh giấy chứa 95  ý kiến mang tính cách mạng vốn sẽ là khởi nguồn của Phong trào Kháng Cách. Trong các luận đề của mình, Luther lên án sự quá đà và tham nhũng của Giáo hội Công giáo La Mã, đặc biệt là việc Giáo hoàng đòi hỏi phải được trả tiền mua “giấy xá tội” (indulgence) để tha thứ tội lỗi cho kẻ khác.

Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo

1. Nguyên nhân của phong trào Cải các tôn giáo.

Thiên Chúa giáo là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến Tây Âu, thống trị và chi phối đời sống tinh thần của xã hội Châu Âu.

Vào thời kì Phục hưng, Giáo hội công khai đàn áp những tư tưởng tiến bộ, trở thành một thế lực cản trở bước tiến xã hội. Vì thế , giai cấp tư sản đang lên muốn thay đổi và cải cách lại tổ chức Giáo hội.

- Năm 1517 do cần tiền, Giaó hội cho phép tự do bán “thẻ miễn tội” => đã làm bùng lên phong trào Cải cách tôn giáo ở Tây Âu cuối thời kì Trung đại.

2. Nội dung và tác động của Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu.

a. Nội dung

Phê phán những hành vi sai trái của giáo hội, chống lại việc tùy tiện giải thích Kinh Thánh.

- Họ cũng cho rằng, chỉ cần đặt niềm tin vào Thiên Chúa và Kinh Thánh thì con gười sẽ được cứu rỗi không cần phải thông qua Giáo sĩ hay những lễ nghi phức tạp, phiền toái.

- Phủ nhận vai trò của Giáo hoàng, Giáo hội, chủ trương không thờ tranh tượng, xây dựng một Giáo hội đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm thời gian.

b. Tác động

- Đạo Ki-tô bị chia thành 2 giáo phái:

+ Cựu giáo: Thiên Chúa Giáo

+ Tân giáo: Tôn giáo Tin Lành

- Các thế lực bảo thủ đã đàn áp những người theo tân giáo dẫn đến tình trạng bất ổn trong xã hội, châm ngòi cho cuộc chiến tranh nông dân ở Đức năm 154.

- Tác động thuận lợi đến hoạt động phát kiển kinh tế của tư sản.  Hầu hết các thành phố theo đạo Tin Lành có nền kinh tế phát triển hơn các thành phố theo Công giáo.

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết:

Bài 4: Văn hóa Phục hưng

Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ giữa thế kỉ VII đến giữa thế ki XIX

Bài 8: Vương triều Gúp-ta

Đánh giá

0

0 đánh giá