Giáo án Hình lăng trụ đứng tam giác – Hình lăng trụ đứng tứ giác (Chân trời sáng tạo 2024) | Giáo án Toán 7

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Toán 7 Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác – Hình lăng trụ đứng tứ giác sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Toán 7. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ 300k mua trọn bộ Giáo án Toán 7 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Toán 7 Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác – Hình lăng trụ đứng tứ giác

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:

– Mô tả được hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác (ví dụ: hai mặt đáy là song song; các mặt bên đều là hình chữ nhật).

– Tạo lập được hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác.

2. Năng lực

Năng lực chung:

– Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá

– Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng: mô hình hóa toán học, giao tiếp toán học; giải quyết vấn đề toán học.

3. Phẩm chất

– Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm.

– Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

– Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ; biết tích hợp toán học và cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 – GV:  SGK, SGV, Tài liệu giảng dạy, giáo án PPT, PBT, đồ dùng học tập.

2 – HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm, chuẩn bị một miếng bìa, kéo.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)

a) Mục tiêu:

– HS quan sát hình ảnh thực tế của hình lăng trụ đứng và có nhận diện ban đầu về hình lăng trụ đứng.

– Gợi tâm thế, tạo hứng thú học tập.

b) Nội dung: HS quan sát màn chiếu, suy nghĩ, trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi khởi động

c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV chiếu Slide hình ảnh thực tế của và dẫn dắt, đặt vấn đề qua bài toán mở đầu:

+ “ Quan sát lăng kính, hộp đèn và hộp quà ở hình bên dưới. Cho biết các mặt bên của chúng là các hình gì?

Giáo án Toán 7 Bài 3 (Chân trời sáng tạo 2023): Hình lăng trụ đứng tam giác –  Hình lăng trụ đứng tứ giác (ảnh 1)

=> HS quan sát màn chiếu, trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi mở đầu.

+ GV đặt câu hỏi thêm: “ Các mặt đáy của chúng có dạng hình gì?”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và trao đổi thảo luận trong 2 phút và trả lời câu hỏi mở đầu .

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: Từ kết quả của HS, GV dẫn dắt giới thiệu sơ qua về nhận diện hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác kết nối HS vào bài học mới: “Hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác là gì? Chúng có đặc điểm như thế nào? Cách tạo lập hình lăng trụ đứng tứ giác, hình lăng trụ đứng tam giác. Để hiểu rõ, chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay”.

=> Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác. Hình lăng trụ đứng tứ giác.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác

a) Mục tiêu: 

– HS quan sát và có những nhận xét ban đầu về hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác.

– HS nêu được các yếu tố trong hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác.

b) Nội dung:

 HS tìm hiểu nội dung kiến thức về các đặc điểm hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác theo dẫn dắt, yêu cầu của GV.

c) Sản phẩm: HS ghi nhớ được các đặc điểm về hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác và giải được một số bài tập liên quan.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

– GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi thực hiện trả lời câu hỏi, hoàn thành HĐKP.

– Trên cơ sở câu trả lời và nhận xét của HS, GV giới thiệu tên gọi các hình.

– GV yêu cầu HS quan sát hình 2 và hình 3 mô tả, thảo luận nhóm, nói cho nhau nghe các yếu tố cơ bản về đỉnhmặt bêncạnh bên, mặt bênmặt đáychiều cao các mặt của hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác.

– GV nhận xét và cho HS rút ra kết luận như SGK.

– GV đặt thêm câu hỏi:

‘Theo em, hình hộp chữ nhật, hình lập phương có là hình lăng trụ đứng tứ giác không? Vì sao?”.

1. Hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác.

HĐKP:

Giáo án Toán 7 Bài 3 (Chân trời sáng tạo 2023): Hình lăng trụ đứng tam giác –  Hình lăng trụ đứng tứ giác (ảnh 1)

a) Các mặt bên là hình chữ nhật và hai đáy là hình tam giác là: hình c

b) Các mặt bên là hình chữ nhật và hai đáy là hình tứ giác là: hình d.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 15 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 3.

Xem thêm các bài giáo án Toán 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 2: Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương

Giáo án Bài 3: Hình lăng trụ đứng tam giác – Hình lăng trụ đứng tứ giác

Giáo án Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác

Giáo án Bài 5: Hoạt động thực hành và trải nghiệm: Các bài toán đo đạc và gấp hình

Giáo án Bài tập cuối chương 3

Để mua Giáo án Toán 7 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ

Mua tài liệu có đáp án, Ấn vào đây

 

Đánh giá

0

0 đánh giá