Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng, B nằm giữa A và C. Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng AB, M là trung điểm của đoạn thẳng BC

1.3 K

Với giải Bài 6 trang 104 sách bài tập Toán lớp 6 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 7: Số đo góc. Các góc đặc biệt giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Toán 6. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán lớp 6 Bài 7: Số đo góc. Các góc đặc biệt

Bài 6 trang 104 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng, B nằm giữa A và C. Gọi I là trung điểm của đoạn thẳng AB, M là trung điểm của đoạn thẳng BC. Biết AC = 12 cm. Tính độ dài IM.

Lời giải:

Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng B nằm giữa A và C

Vì I là trung điểm của đoạn thẳng AB nên IA = IB = AB/2.

Vì M là trung điểm của đoạn thẳng BC nên MB = MC = BC/2.

Vì B nằm giữa hai điểm A, C và hai điểm I, M lần lượt là trung điểm của AB và BC.

Nên B nằm giữa hai điểm I và M.

Do đó IM = IB + BM.

Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng B nằm giữa A và C

IM = 12/2 = 6 (cm).

Vậy độ dài IM = 6 cm.

Bài 7 trang 104 sách bài tập Toán lớp 6 Tập 2: Hình nào sau đây thể hiện cách đặt thước đo góc xOy đúng?

Hình nào sau đây thể hiện cách đặt thước đo góc xOy đúng

Lời giải:

Cách đặt thước để đo góc xOy: Đặt mép thước trùng với một cạnh của góc và tâm của thước trùng với đỉnh O của góc.

Hình a) tâm của thước trùng với đỉnh O của góc xOy nhưng mép thước không với một cạnh của góc nên cách đặt này sai.

Hình b) mép thước trùng với tia Ox của góc xOy và tâm của thước trùng với đỉnh O của góc nên cách đặt này đúng.

Vậy hình b) thể hiện cách đặt thước đo góc đúng để đo góc xOy.

Đánh giá

0

0 đánh giá