Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 2 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 7.
Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học
Video giải KHTN 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học - Cánh diều
Trả lời:
Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân
1. Nguyên tố hóa học là gì
Câu hỏi 1 trang 15 KHTN lớp 7: Các nguyên tử của cùng nguyên tố hóa học có đặc điểm gì giống nhau?
Phương pháp giải:
Cùng số proton, cùng tính chất hóa học
Trả lời:
- Các nguyên tử của cùng nguyên tố hóa học có những đặc điểm giống nhau là:
+ Có cùng số proton trong hạt nhân => Cùng số electron ở lớp vỏ
+ Đều có tính chất hóa học giống nhau
Phương pháp giải:
Những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thì thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học
Trả lời:
- Nguyên tử X1, X3 và X7 đều có 8 proton => X1, X3 và X7 thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học
- Nguyên tử X2 và X5 đều có 7 proton => X2 và X5 thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học
- Nguyên tử X4 và X8 đều có 6 proton => X4 và X8 thuộc cùng 1 nguyên tố hóa học
2. Tên nguyên tố hóa học
Luyện tập 2 trang 16 KHTN lớp 7: Đọc tên 20 nguyên tố hóa học trong bảng 2.1.
Phương pháp giải:
Đọc tên 20 nguyên tố theo phiên âm quốc tế
Trả lời:
Đọc tên 20 nguyên tố theo phiên âm quốc tế như video dưới đây.
3. Kí hiệu hóa học
Phương pháp giải:
- Tham khảo tài liệu ở sách, báo, internet…
- Tên và kí hiệu tham khảo bảng 2.1
Trả lời:
- 3 nguyên tố hóa học chiếm khối lượng lớn nhất trong vỏ Trái đất là:
+ Oxygen: O chiếm 46,1% về khối lượng
+ Silicon: Si chiếm 28,2% về khối lượng
+ Aluminium (Nhôm): Al chiếm 8,2% về khối lượng
Tìm hiểu thêm 2 trang 17 KHTN lớp 7: Nguyên tố hóa học nào có nhiều nhất trong vũ trụ?
Phương pháp giải:
- Tham khảo tài liệu ở sách, báo, internet…
- Tên và kí hiệu tham khảo bảng 2.1
Trả lời:
Nguyên tố hóa học có nhiều nhất trong vũ trụ là: Hydrogen chiếm tới gần 70% vũ trụ
Câu hỏi 2 trang 17 KHTN lớp 7: Hãy hoàn thành thông tin vào bảng sau:
Nguyên tố hóa học | Kí hiệu | Ghi chú |
Iodine | ? | Kí hiệu có 1 chữ cái |
Fluorine | ? | |
Phosphorus | ? | |
Neon | ? | Kí hiệu có 2 chữ cái |
Silicon | ? | |
Aluminium | ? |
Phương pháp giải:
Tham khảo bảng 2.1
Trả lời:
Nguyên tố hóa học | Kí hiệu | Ghi chú |
Iodine | I | Kí hiệu có 1 chữ cái |
Fluorine | F | |
Phosphorus | P | |
Neon | Ne | Kí hiệu có 2 chữ cái |
Silicon | Si | |
Aluminium | Al |
Luyện tập 3 trang 17 KHTN lớp 7: Đọc và viết tên các nguyên tố hóa học có kí hiệu là: C, O, Mg, S
Phương pháp giải:
Tham khảo bảng 2.1
- Các nguyên tố có STT: 6, 8, 12, 14
Trả lời:
- C: Carbon
- O: Oxygen
- Mg: Magnesium
- Si: Silicon
- Đọc theo phiên âm quốc tế như video dưới đây
Phương pháp giải:
Tham khảo bảng 2.1
Trả lời:
(1): Lithium
(2): He
(3): Sodium
(4): Aluminium
(5): Ne
(6): P
(7): Chlorine
(8): Fluorine
Luyện tập 5 trang 18 KHTN lớp 7: Đọc tên của các nguyên tố hóa học có trong mỗi ô trên
Phương pháp giải:
Tham khảo bảng 2.1
Trả lời:
Đọc theo phiên âm quốc tế như video dưới đây
a) Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố calcium và đọc tên.
b) Kể tên hai thực phẩm có chứa nhiều calcium mà em biết
Phương pháp giải:
- Tham khảo bảng 2.1
- Các thực phẩm có chứa nhiều calcium là: sữa, phô mai, tôm, cua…
Trả lời:
a) Kí hiệu hóa học của nguyên tố calcium: Ca. Đọc tên theo phiên âm quốc tế ở bảng 2.1
b) 2 thực phẩm có chứa nhiều calcium là: sữa, trứng
Tìm hiểu thêm trang 18 KHTN lớp 7: Tìm hiểu nguyên tố hóa học
Em hãy lựa chọn một nguyên tố hóa học trong số các nguyên tố sau: hydrogen, helium, oxygen, neon, phosphorus. Tìm hiểu một số thông tin về nguyên tố hóa học đó và chia sẻ với các bạn trong lớp
Gợi ý một số thông tin có thể tìm hiểu về nguyên tố hóa học:
- Tên và kí hiệu của nguyên tố hóa học đó là gì?
- Nguyên tố hóa học đó được tìm thấy khi nào? Ai là người phát hiện ra nguyên tố đó và bằng cách nào?
- Nguyên tố đó có ứng dụng gì trong cuộc sống?
Phương pháp giải:
Tham khảo trên sách, báo, tivi, internet
Trả lời:
- Nguyên tố hydrogen
+ Kí hiệu: H
+ Nguyên tố H được tìm thấy vào năm 1671, Robert Boyle đã phát hiện khi cho axit tác dụng với sắt
+ Ứng dụng: làm nhiên liệu đốt cho các động cơ
- Nguyên tố helium
+ Kí hiệu: He
+ Năm 1868, hai nhà khoa học Pierre Janssen và Joseph Norman Lockyer tình cờ phát hiện khí heli khi tiến hành phân tích quang phổ Mặt trời.
+ Ứng dụng: Dùng để thổi vào kinh khí cầu, làm giọng nói thay đổi
- Nguyên tố oxygen
+ Kí hiệu: O
+ Oxygen được Joseph Priestly khám phá ra nó vào ngày 1/8/1774.Priestley đã lấy một ít hợp chất thủy ngân màu đỏ (HgO) cho vào ống nghiệm rồi dùng thấu kính để đốt nóng thì ông nhận thấy có chất khí thoát ra và thủy ngân óng ánh xuất hiện. Khi đưa khí này lại gần cây nến đang cháy thì ngọn lửa sáng rực, chất này không làm chết chuột mà ngược lại làm chuột tươi tỉnh hoạt động. Đó là tác dụng của khí oxi đã được sinh ra trong phản ứng.
+ Ứng dụng: Duy trì sự sống (hô hấp của con người và động vật), duy trì sự cháy nhiên liệu
- Nguyên tố neon
+ Kí hiệu: Ne
+ Phát hiện vào năm 1898 bởi Sir William Ramsay khi hóa lỏng không khí
+ Ứng dụng: Ống đo bước sóng, đèn chỉ thị điện thế cao, thu lôi, chế tạo các loại laser khí
- Nguyên tố phosphorus
+ Kí hiệu: P
+ Năm 1669, phosphorus được tìm ra bởi một nhà buôn người Đức: Hennig Brand khi ông tìm kiếm “viên đá triết học” không hiểu sao ông nảy ra ý tưởng là chưng cất nước tiểu. Chất rắn màu trắng ông thu được phát ra ánh sáng trong bóng tối chính là phosphorus.
Lý thuyết KHTN 7 Bài 2: Nguyên tố hóa học
I. Nguyên tố hóa học là gì?
- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.
Ví dụ: Hình vẽ dưới đây mô tả những nguyên tử khác nhau có cùng 1 proton nên thuộc cùng một nguyên tố hydrogen.
- Nguyên tố hóa học đặc trưng bởi số proton trong nguyên tử.
- Các nguyên tử của cùng một nguyên tố đều có chung tính chất hóa học.
- Cho đến nay, Liên minh Quốc tế về Hóa học thuần túy và Hóa học ứng dụng (IUPAC) đã công bố tìm thấy 118 nguyên tố hóa học gồm:
+ 90 nguyên tố trong tự nhiên
+ Số còn lại do con người tổng hợp, được gọi là nguyên tố nhân tạo
II. Tên nguyên tố hóa học
- Mỗi nguyên tố hóa học đều có tên riêng.
- Một số cách đặt tên nguyên tố hóa học khác nhau:
+ Dựa vào tính chất và ứng dụng của nguyên tố.
Ví dụ: Tên nguyên tố lithium, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, “lithos” nghĩa là đá.
Tên nguyên tố carbon (thành phần chính là than) bắt nguồn từ tiếng La – tinh, “carbo” nghĩa là than.
Tên nguyên tố hydrogen bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, nghĩa là tạo ra nước.
+ Theo tên các nhà khoa học.
Ví dụ: Tên nguyên tố Gadolini, tên gọi của nhà hóa học người Phần Lan Iogana Gagolina.
Tên nguyên tố mendelevium bắt nguồn từ tên nhà hóa học người Nga Đ.I. Men-đê-lê-ép.
+ Theo tên địa danh.
Ví dụ: Tên nguyên tố Germani, tên gọi để kỉ niếm nước Đức (Germanie).
Tên nguyên tố polonium bắt nguồn tùa tên đất nước Balan (Poland).
- Có 13 nguyên tố hóa học đã quen dùng trong đời sống của người Việt Nam là: vàng (gold), bạc (silver), đồng (copper), chì (lead), sắt (iron), nhôm (aluminium), kẽm (zinc), lưu huỳnh (sulfur), thiếc (tin), nitơ (nitrogen), natri (sodium), kali (potassium) và thủy ngân (mercury). Vì vậy, trong thực tế, các nguyên tố này được dùng cả tên tiếng Việt và tên tiếng Anh để tiện tra cứu.
III. Kí hiệu hóa học
- Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng một kí hiệu riêng, được gọi là kí hiệu hóa học của nguyên tố.
- Cách biểu diễn kí hiệu hóa học:
+ Biểu diễn bằng một hay hai chữ cái trong tên nguyên tố.
+ Chữ cái đầu tiên được viết in hoa, chữ cái thứ hai (nếu có) được viết thường.
- Ví dụ:
+ Kí hiệu hóa học của nguyên tố Bromine là Br;
+ Kí hiệu hóa học của nguyên tố sulfur là S;
+ Kí hiệu hóa học của nitrogen là N,…
- Trong một số trường hợp, kí hiệu hóa học của nguyên tố không tương ứng với tên theo IUPAC. Ví dụ: Kí hiệu nguyên tố sodium là Na; Kí hiệu của nguyên tố iron là Fe,…
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất