Giải SGK Khoa học tự nhiên 7 Bài 4 (Cánh diều): Phân tử, đơn chất, hợp chất

6.1 K

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 4 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 7.

Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất

Mở đầu trang 28 KHTN lớp 7: Chúng ta cảm nhận được mùi thơm của nhiều loại hoa, quả chín là do một số chất có trong hoa, quả chín tách ra những hạt rất nhỏ, lan tỏa vào không khí, tác động lên khứu giác của con người. Những hạt như vậy được gọi là phân tử. Vậy phân tử là gì?

 (ảnh 1)

Trả lời:

Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử gắn kết với nhau bằng liên kết hóa học và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

Ví dụ: Lấy 1 lượng nhỏ iodine cho vào bình tam giác không màu, đậy kín lại, sau đó đặt vào cốc nước ấm và quan sát. Ta thấy xuất hiện màu tím ở trong bình. Hiện tượng trên là do iodine đã tách ra thành những hạt màu tím vô cùng nhỏ lan tỏa trong bình

1. Phân tử

Câu hỏi 1 trang 29 KHTN lớp 7: Giải thích một số hiện tượng sau:

a) Khi mở lọ nước hoa hoặc mở lọ đựng một số loại tinh dầu sẽ ngửi thấy có mùi thơm

b) Quần áo sau khi giặt xong, phơi trong không khí một thời gian sẽ khô

Phương pháp giải:

Do các phân tử tách ra, tỏa vào không khí

Trả lời:

a) Nước hoa được tạo thành từ những chất có mùi thơm. Khi mở lọ nước hoa hoặc mở lọ đựng một số loại tinh dầu, các phân tử tạo nên mùi thơm tách ra và tỏa vào không khí. Do đó, ta ngửi thấy mùi thơm

b) Khi phơi quần áo trong không khí một thời gian sẽ khô. Đó là do các phân tử nước tách ra và tỏa vào không khí

Câu hỏi 2 trang 29 KHTN lớp 7: Khi nói về nước, có hai ý kiến như sau:

(1) Phân tử nước trong nước đá, nước lỏng và hơi nước là giống nhau

(2) Phân tử nước trong nước đá, nước lỏng và hơi nước là khác nhau

Theo em, ý kiến nào là đúng? Vì sao

Phương pháp giải:

Mỗi phân tử nước gồm hai nguyên tử H và 1 nguyên tử O.

Trả lời:

- Theo em ý kiến đúng là: (1) Phân tử nước trong nước đá, nước lỏng và hơi nước là giống nhau

- Vì dù là nước đá, nước lỏng và hơi nước đều cấu tạo từ các phân tử nước (2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O). Chúng chỉ khác nhau ở độ bền liên kết giữa các phân tử nước với nhau

Luyện tập 1 trang 29 KHTN lớp 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?

(1) Trong một phân tử, các nguyên tử luôn giống nhau

(2) Trong một phân tử, các nguyên tử luôn khác nhau

(3) Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau

Phương pháp giải:

- Lấy ví dụ từ phân tử nước, phân tử iodine

 (ảnh 1)

Trả lời:

Phát biểu đúng là phát biểu (3) Trong một phân tử, các nguyên tử có thể giống nhau hoặc khác nhau.

Ví dụ:

- Phân tử nước được cấu tạo từ 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O. Phân tử muối ăn được cấu tạo từ 1 nguyên tử Na và 1 nguyên tử Cl => Các nguyên tử khác nhau

- Phân tử iodine được cấu tạo từ 2 nguyên tử iodine. Phân tử oxygen được cấu tạo từ 2 nguyên tử oxygen => Các nguyên tử giống nhau

Vận dụng 1 trang 29 KHTN lớp 7: Một số nhiên liệu như xăng, dầu,…dễ tách ra các phân tử và lan tỏa trong không khí. Theo em, cần bảo quản các nhiên liệu trên như thế nào để bảo đảm an toàn?

Phương pháp giải:

Nhiên liệu là những chất dễ cháy

Trả lời:

Một số nhiên liệu như xăng, dầu… dễ tách ra các phân tử và lan tỏa trong không khí

=> Cần phải đậy nắp kín để tránh các phân tử tách ra, lan ra ngoài. Hơn nữa, để nhiên liệu xa các nguồn lửa vì nhiên liệu là những chất dễ cháy. Khi ngọn lửa bắt được các phân tử xăng, dầu thì dễ gây cháy nổ

Luyện tập 2 trang 30 KHTN lớp 7: Dựa vào hình 4.3, tính khối lượng phân tử của fluorine và methane.

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

- Khối lượng phân tử bằng tổng khối lượng các nguyên tử có trong phân tử

- Các bước tính khối lượng phân tử

   Bước 1: Xác định số nguyên tử của mỗi nguyên tố

   Bước 2: Tính khối lượng phân tử

Trả lời:

- Xét phân tử Fluorine:

   Bước 1: Phân tử Fluorine được cấu tạo từ 2 nguyên tử F (19 amu)

   Bước 2: Khối lượng phân tử Fluorine: MFluorine = 19 x 2 = 38 amu

- Xét phân tử Methane:

   Bước 1: Phân tử Methane được cấu tạo từ 1 nguyên tử C (12 amu) và 4 nguyên tử H (amu)

   Bước 2: Khối lượng phân tử Methane: MMethane = 12x1 + 1x4 = 16 amu

2. Đơn chất

Câu hỏi 3 trang 30 KHTN lớp 7: Quan sát hình 4.4 và hình 4.5, cho biết các chất trong hình có đặc điểm gì chung

 (ảnh 1)

 (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Đơn chất là những chất được tạo thành từ 1 nguyên tố hóa học

Trả lời:

- Xét hình 4.4:

   + Đơn chất hydrogen được tạo nên từ 1 nguyên tố H

   + Đơn chất nito được tạo nên từ 1 nguyên tố N

   + Đơn chất chlorine được tạo nên từ 1 nguyên tố Cl

- Xét hình 4.5: kim loại đồng được tạo nên từ 1 nguyên tố Cu

=> Hình 4.4 và 4.5 có đặc điểm chung là các đơn chất vì được tạo thành từ 1 nguyên tố hóa học

Luyện tập 3 trang 30 KHTN lớp 7: Hãy cho biết những chất nào là đơn chất trong các chất sau:

a) Kim loại natri được tạo thành từ nguyên tố Na.

b) Lactic acid có trong sữa chua được tạo thành từ các nguyên tố C, H và O

c) Kim cương được tạo thành từ nguyên tố C

d) Muối ăn được tạo thành từ các nguyên tố Na và Cl

Phương pháp giải:

Đơn chất là những chất được tạo thành từ 1 nguyên tố hóa học

Trả lời:

a) Được tạo thành từ 1 nguyên tố Na => Đơn chất

b) Được tạo thành từ 3 nguyên tố C, H và O => Không phải đơn chất

c) Được tạo thành từ 1 nguyên tố C => Đơn chất

d) Được tạo thành từ 2 nguyên tố Na và Cl => Không phải đơn chất

Vận dụng 2 trang 31 KHTN lớp 7: Nêu hai đơn chất kim loại thường được sử dụng để làm dây dẫn điện

Phương pháp giải:

Các kim loại thường được sử dụng để làm dây dẫn điện: đồng, bạc, nhôm…

Trả lời:

2 đơn chất kim loại thường được sử dụng để làm dây dẫn điện là: Copper (đồng), Aluminium (Nhôm)

Vận dụng 3 trang 31 KHTN lớp 7: Đơn chất nào được tạo ra trong quá trình quang hợp của cây xanh và có vai trò quan trọng đối với sự sống của con người?

Phương pháp giải:

Trong quá trình quang hợp, cây xanh lấy đi khí carbon dioxide và nhả ra khí oxygen

Trả lời:

Trong quá trình quang hợp, khí oxygen được tạo ra (có vai trò quan trọng, duy trì sự sống của con người)

=> Đơn chất oxygen

3. Hợp chất

Câu hỏi 4 trang 31 KHTN lớp 7: Quan sát hình 4.7 và nêu đặc điểm chung của các chất có trong hình.

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Hợp chất là những chất do hai hoặc nhiều nguyên tố hóa học tạo thành

Trả lời:

- Hình 4.7a được tạo thành từ 2 nguyên tố C và H

- Hình 4.7b được tạo thành từ 2 nguyên tố Cl và H

- Hình 4.7c được tạo thành từ 2 nguyên tố N và H

- Hình 4.7d được tạo thành từ 3 nguyên tố C, H và O

=> Các chất trong hình 4.7 là những chất do hai hoặc nhiều nguyên tố hóa học tạo thành

Luyện tập 4 trang 31 KHTN lớp 7: Trong các chất sau, chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất?

a) Đường ăn

b) Nước

c) Khí hydrogen (được tạo thàn từ nguyên tố H)

d) Vitamin C (được tạo thành từ các nguyên tố C, H và O)

e) Lưu huỳnh (được tạo thành từ nguyên tố S)

Phương pháp giải:

- Đơn chất là những chất được tạo thành từ một nguyên tố hóa học

- Hợp chất là những chất do hai hoặc nhiều nguyên tố hóa học tạo thành

Trả lời:

a) Đường ăn được tạo thành từ 3 nguyên tố C, H và O => Hợp chất

b) Nước được tạo thành từ 2 nguyên tố H và O => Hợp chất

c) Khí hydrogen được tạo thành từ 1 nguyên tố H => Đơn chất

d) Vitamin C được tạo thành từ 3 nguyên tố C, H và O => Hợp chất

e) Lưu huỳnh được tạo thành từ 1 nguyên tố S => Đơn chất

Luyện tập 5 trang 32 KHTN lớp 7: Acetic acid có trong giấm ăn và là chất được sử dụng nhiều trong công nghiệp; oxygen chiếm khoảng 21% thể tích không khí, có vai trò quan trọng đối với sự sống; hydrogen peroxide có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và là chất sát khuẩn mạnh. Quan sát hình 4.8, cho biết chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất?

 (ảnh 1)

Phương pháp giải:

- Đơn chất là những chất được tạo thành từ một nguyên tố hóa học

- Hợp chất là những chất do hai hoặc nhiều nguyên tố hóa học tạo thành

Trả lời:

- Quan sát hình 4.8 thấy:

   + Acetic acid được tạo thành từ 3 nguyên tố C, H và O => Hợp chất

   + Oxygen được tạo thành từ 1 nguyên tố O => Đơn chất

   + Hydrogen peroxide được tạo thành từ 2 nguyên tố O và H => Hợp chất.

Lý thuyết KHTN 7 Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất

I. Phân tử

1. Khái niệm phân tử

Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử gắn kết với nhau bằng liên kết hóa học và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

- Ví dụ:

+ Phân tử iodine: là những hạt nhỏ màu tím, gồm hai nguyên tử gắn kết với nhau bằng liên kết hóa học.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất - Cánh diều  (ảnh 1)

+ Phân tử đường: gồm nhiều nguyên tử C, H và O liên kết với nhau.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất - Cánh diều  (ảnh 1)

+ Phân tử nước: gồm hai nguyên tử H liên kết với một nguyên tử O.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất - Cánh diều  (ảnh 1)

- Các phân tử của một chất giống nhau về thành phần và hình dạng. Ví dụ: Nước được hợp thành từ các phân tử có hai nguyên tử H, một nguyên tử O và có dạng gấp khúc.

2. Khối lượng phân tử

- Khối lượng phân tử (kí hiệu là M) = tổng khối lượng các nguyên tử có trong phân tử.

- Đơn vị: amu

Ví dụ: Cách tính phân tử khí carbon dioxide (khí CO2):

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất - Cánh diều  (ảnh 1)

+ Bước 1: Xác định số nguyên tử của mỗi nguyên tố: Phân tử carbon dioxide gồm 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O

+ Bước 2: Khối lượng phân tử nước:  Mnước = 1 × 12 + 2 × 16 = 44 (amu)

II. Đơn chất

- Đơn chất là những chất được tạo thành từ một nguyên tố hóa học.

Ví dụ một số mô hình phân tử của đơn chất:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất - Cánh diều  (ảnh 1)

- Ở điều kiện thường, trừ thủy ngân (mercury) ở thể lỏng, các đơn chất kim loại khác đều ở thể rắn.

- Tên của đơn chất thường trùng với tên của nguyên tố tạo nên chất đó, trừ một số nguyên tố tạo ra được hai hay nhiêu đơn chất.

Ví dụ: Nguyên tố carbon tạo ra than, kim cương:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất - Cánh diều  (ảnh 1)

III. Hợp chất

- Hợp chất là những chất do hai hoặc nhiều nguyên tố hóa học tạo thành.

Ví dụ: một số mô hình phân tử của hợp chất:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất - Cánh diều  (ảnh 1)

Mở rộng:

Một số nguyên tố tạo ra nhiều dạng đơn chất khác nhau, ví dụ carbon tạo ta than muội, than chì, kim cương, fullerene; oxygen tạo ra oxygen và ozone; phosphorus tạo ra phosphorus đỏ, phosphorus trắng, …

- Các dạng đơn chất khác nhau nhưng đều do một nguyên tố tạo thành được gọi là các dạng thù hình.

- Các dạng thù hình khác nhau thì có tính chất khác nhau.

Ví dụ kim cương trong suốt, rất cứng và không dẫn điện nhưng than chì lại mềm, có màu đen và dẫn được điện.

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập Chủ đề 1, 2

Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học

Bài 6: Hóa trị, công thức hóa học

Bài tập Chủ đề 3

Đánh giá

0

0 đánh giá