Xử lý tình huống tình huống a Ủy ban nhân dân huyện N ban hành quyết định phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy

302

Với giải Luyện tập 2 trang 127 Kinh tế Pháp luật lớp 10 Cánh diều chi tiết trong dụng Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 10. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam

Luyện tập 2 trang 127 Kinh tế và Pháp luật 10Xử lý tình huống:

Tình huống a. Ủy ban nhân dân huyện N ban hành quyết định phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù), với mức 150.000 – 250.000 đồng. Được biết, Điều 6 Nghị định số 100/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt những đối tượng này với mức từ 100.000 đến 200.000 đồng.

Việc ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân huyện N có đúng theo trật tự của hệ thống văn bản pháp luật hay không? Giải thích vì sao.

Tình huống b. Hội đồng nhân dân tỉnh D ra Nghị quyết về mức phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa và bảo tàng trên địa bàn tỉnh đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên không quá 100.000 đồng/người/lượt. Thế những, Ủy ban nhân dân huyện K đã ra quyết định thu phí tham quan các địa điểm này với mức cao nhất là 130.000đ/người/lượt.

Việc ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân huyện K thu phí tham quan cao hơn quy định trong Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh là đúng hay sai? Vì sao?

Lời giải:

Xử lí tình huống a. Việc ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân huyện N đúng theo trật tự của hệ thống văn bản pháp luật, tuân thủ đúng mức phạt như trong Nghị định đã đề ra.

Xử lí tình huống b. Việc ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân huyện K thu phí tham quan cao hơn quy định trong Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh là sai vì quyết định tự ý tăng giá phí thăm quan là trái với cơ quan cấp trên đã ban hành.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại được chia làm mấy hệ thống chính?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Đáp án đúng là: A

Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại trong một chỉnh thể thống nhất, gồm hệ thống cấu trúc pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật.

Câu 2. Cấu trúc hệ thống pháp luật bao gồm những bộ phận nào?

A. Quy phạm pháp luật.

B. Chế định pháp luật.

C. Ngành luật.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Về cấu trúc, hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất, được phân chia thành các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật và các ngành luật.

Câu 3. Quy tắc xử sự bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định được gọi là gì?

A. Quy phạm pháp luật.

B. Chế định pháp luật.

C. Ngành luật.

D. Nghị quyết.

Đáp án đúng là: A

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Đánh giá

0

0 đánh giá