Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 20 (Cánh diều): Hệ thống pháp luật Việt Nam

3.3 K

Lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Kinh tế Pháp luật 10 Bài 10 từ đó học tốt môn Kinh tế Pháp luật 10.

Giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam

Mở đầu trang 124 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy cùng các bạn tham gia “Thi đố nhanh”: hãy kể tên những văn bản pháp luật mà em biết. Nhóm nào kể được nhiều nhất và nhanh nhất các văn bản pháp luật sẽ thắng cuộc.

Lời giải:

- Hiến pháp.

- Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội.

- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

- Quyết định của Thủ tướng chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/huyện/xã.

- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, xã,…

1. Hệ thống cấu trúc pháp luật

Câu hỏi trang 124 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy đọc các thông tin dưới đây và cho biết đâu là quy phạm pháp luật và đâu là ngành luật.

Em hãy đọc các thông tin dưới đây và cho biết đâu là quy phạm pháp luật

Lời giải:

- Thông tin 1, 2, 4 là Quy phạm pháp luật.

- Thông tin 3 là Ngành luật.

2. Hệ thống văn bản pháp luật

Câu hỏi trang 126 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy đọc các thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

Từ các điều khoản của pháp luật, em hãy cho biết Hiến pháp, Luật Bảo vệ môi trường

a) Từ các điều khoản của pháp luật, em hãy cho biết Hiến pháp, Luật Bảo vệ môi trường và Bộ luật Hình sự tuân theo thức bậc như thế nào?

b) Các văn bản pháp luật trên có nằm trong cùng một hệ thống không? Biểu hiện như thế nào?

Lời giải:

Yêu cầu a) Hiến pháp => Bộ luật Hình sự và Luật Bảo vệ môi trường.

Yêu cầu b) Các văn bản pháp luật này đều nằm trong cùng một hệ thống, được tuân theo thứ bậc, trong đó văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với Hiến pháp, và văn bản do cơ quan cấp trên ban hành.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 127 Kinh tế và Pháp luật 10Em hãy sắp xếp các văn bản pháp luật dưới đây ở mỗi lĩnh vực theo thứ tự từ cao xuống thấp:

a) Luật Bảo vệ môi trường, Hiến pháp, Nghị định của Chính phủ về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.

b) Hiến pháp, Nghị định của Chính phủ về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Luật giao thông đường bộ.

c) Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, Hiến pháp, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.

Lời giải:

a) Hiến pháp => Luật Bảo vệ môi trường => Nghị định của Chính phủ về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.

b) Hiến pháp => Luật giao thông đường bộ => Nghị định của Chính phủ về xử lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

c) Hiến pháp => Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục => Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông.

Luyện tập 2 trang 127 Kinh tế và Pháp luật 10Xử lý tình huống:

Tình huống a. Ủy ban nhân dân huyện N ban hành quyết định phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù), với mức 150.000 – 250.000 đồng. Được biết, Điều 6 Nghị định số 100/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt những đối tượng này với mức từ 100.000 đến 200.000 đồng.

Việc ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân huyện N có đúng theo trật tự của hệ thống văn bản pháp luật hay không? Giải thích vì sao.

Tình huống b. Hội đồng nhân dân tỉnh D ra Nghị quyết về mức phí tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa và bảo tàng trên địa bàn tỉnh đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên không quá 100.000 đồng/người/lượt. Thế những, Ủy ban nhân dân huyện K đã ra quyết định thu phí tham quan các địa điểm này với mức cao nhất là 130.000đ/người/lượt.

Việc ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân huyện K thu phí tham quan cao hơn quy định trong Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh là đúng hay sai? Vì sao?

Lời giải:

Xử lí tình huống a. Việc ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân huyện N đúng theo trật tự của hệ thống văn bản pháp luật, tuân thủ đúng mức phạt như trong Nghị định đã đề ra.

Xử lí tình huống b. Việc ban hành quyết định của Ủy ban nhân dân huyện K thu phí tham quan cao hơn quy định trong Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh là sai vì quyết định tự ý tăng giá phí thăm quan là trái với cơ quan cấp trên đã ban hành.

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam

1. Hệ thống cấu trúc pháp luật

- Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại trong một chỉnh thể thống nhất, gồm hệ thống cấu trúc pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật.

- Về cấu trúc, hệ thống pháp luật bao gồm: các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất, được phân chia thành các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật và các ngành luật.

Quy phạm pháp luật:

+ Là quy tắc xử sự bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

+ Là đơn vị nhỏ nhất và là đơn vị cơ sở, nền tảng của hệ thống pháp luật. Mỗi quy phạm pháp luật điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể, thưởng tương ứng với một điều khoản cụ thể của văn bản pháp luật.

- Chế định pháp luật là nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại có mối quan hệ mật thiết với nhau.

- Ngành luật

+ Là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội đặc thù. Ví dụ: Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội đặc thù trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình như quan hệ kết hôn, li hôn, quan hệ giữa cha, mẹ và con,...

+ Hệ thống pháp luật Việt Nam gồm các ngành luật chính sau: Luật Hiến pháp (Luật Nhà nước), Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Tố tụng dân sự, Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Lao động, Luật Kinh tế, Luật Tài chính, Luật Ngân hàng, Luật Môi trường, Luật Đất đai,...

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam | Kinh tế Pháp luật 10

Một số bộ luật ở Việt Nam hiện nay

2. Hệ thống văn bản pháp luật

- Hệ thống văn bản pháp luật (văn bản quy phạm pháp luật) là hình thức biểu hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật.

- Hệ thống văn bản pháp luật tuân theo thứ bậc, trong đó văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành không được trái với Hiến pháp, tạo nên sự thống nhất của toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật.

- Văn bản pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục luật định, trong đó có các quy tắc xử sự mang tính bắt | buộc chung, được áp dụng nhiều lần cho nhiều chủ thể pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

- Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, hệ thống văn bản pháp luật (văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ta hiện nay gồm:

+ Hiến pháp;

Lý thuyết KTPL 10 Cánh diều Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam | Kinh tế Pháp luật 10

Hiến Pháp là bộ luật cơ bản của đất nước

+ Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội;

+ Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;

+ Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;

+ Nghị định của Chính phủ, nghị quyết liên tỉnh giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

+ Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;

+ Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,

+ Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

+ Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước;

+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);

+ Quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;

+ Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính -kinh tế đặc biệt.

+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp huyện);

+ Quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp huyện;

+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã);

+ Quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Xem thêm các bài giải Kinh tế pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 17: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 18: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bộ máy nhà nước

Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 19: Pháp luật trong đời sống xã hội

Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam

Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 21: Thực hiện pháp luật

Đánh giá

0

0 đánh giá